Xét nghiệm tiểu đường thai kì: Thực hiện khi nào? Cần phải lưu ý gì?
Bài viết liên quan:
9 điều quan trọng mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý
Bụng căng cứng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Vì sao có thể mắc tiểu đường thai kì?
Tiểu đường thai kì còn được gọi là đái tháo đường thai kì, được chẩn đoán trong khoảng 3 tháng giữa trở đi nhưng không xác định tiểu đường type 1 hay 2 như bệnh tiểu đường thông thường.
Chị em khi mang thai bị tăng glucose trong máu thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kì.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kì chủ yếu là do hormone được sản sinh từ nhau thai có công dụng giúp thai nhi phát triển trong lòng tử cung nhưng lại ngăn chặn sản sinh insulin trong máu. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu không có đủ insulin, đường trong máu vẫn được giữ nguyên mà không chuyển hóa thành các năng lượng đi khắp cơ thể, dẫn đến dư thừa insulin.
Bệnh tiểu đường thai kì cần phải được phát hiện và ngăn chặn sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai nhi.
Tầm soát tiểu đường thai kì là xét nghiệm được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên làm
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhiều khi mang thai và gây nên những nguy hiểm sau:
- Tăng khả năng bị đa ối, tử cung to nhanh, dẫn đến rối loạn tuần hoàn và hệ hô hấp.
- Tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu.
- Tăng khả năng bị huyết áp cao, tiền sản giật.
- Dẫn đến chuyển dạ lâu, sinh khó, băng huyết sau sinh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
- Tiểu đường thai kì khiến nguy cơ mẹ bầu phải sinh mổ cao hơn, làm tăng khả năng hôn mê sâu khi mổ.
- Đối với thai nhi, tiểu đường thai kì có thể dẫn tới rối loạn tăng trưởng các chỉ số, tăng nguy cơ dị tật thai, tăng khả năng thai chết lưu từ 2 – 5 lần nếu đột ngột đường huyết tăng cao…
Tiểu đường thai kì được cho là bệnh lý nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kì theo khuyến cáo để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt nhất cho thai kì.
Tiểu đường thai kì gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người mẹ
Nên xét nghiệm tiểu đường thai kì khi nào?
Xét nghiệm thai kì được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên thực hiện vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kì đối với các chị em chưa từng được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
Chị em đã từng bị tiểu đường thai kì, sau khi sinh từ 4 – 12 tuần cần phải tiếp tục thực hiện xét nghiệm đái tháo đường để xác định chính xác lượng đường huyết.
Biện pháp chẩn đoán ở đây là dùng nghiệm pháp dung nạp Glucose theo đường uống để đo các chỉ số đường huyết.
Khuyến cáo cũng cho rằng những chị em đã từng có tiền sử đái tháo đường thai kì cũng nên thực hiện xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh tiểu đường ít nhất 3 năm 1 lần để nhận được lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?
Hiện nay có 2 phương pháp giúp chẩn đoán tiểu đường thai kì như sau:
- Phương pháp 1 bước (one-step strategy):
Đây là phương pháp chẩn đoán dựa trên kết quả dung nạp Glucose theo đường uống. Mẹ bầu sẽ uống khoảng 75g (75-g OGTT) để xem xét sự thay đổi nồng độ glucose trong máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ Glucose trong huyết tương lúc đói và thời điểm sau 1 giờ và 2 giờ uống OGTT. Biện pháp này thường được áp dụng trong tuần thứ 24 – 28 của thai kì và dùng cho những chị em không có tiền sử bệnh đái tháo đường lúc chưa mang thai.
Lưu ý khi áp dụng biện pháp này là: Mẹ bầu phải nhịn đói qua đêm ít nhất 8 tiếng để chỉ số đường huyết chính xác nhất. Bạn sẽ bị tiểu đường thai kì nếu có các kết quả:
+ Nồng độ Glucose trong máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
+ Nồng độ Glucose trong máu sau khi uống OGTT 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
+ Nồng độ Glucose trong máu sau khi uống OGTT 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
Xét nghiệm tiểu đường thai kì được thực hiện qua lấy mẫu máu
- Phương pháp 2 bước (two-step strategy) bao gồm:
+ Bước 1: Uống glucose 50g hoặc uống glucose 50 gam, trước đó không cần nhịn đói. Bác sĩ sẽ xét nghiệm nồng độ Glucose trong máu sau 1 giờ uống. Biện pháp này cũng được sử dụng vào tuần thứ 24 – 28 của thai kì. Nếu kết quả xét nghiệm sau 1 giờ uống Glucose là: 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) thì tiếp tục uống thêm Glucose 100g.
+ Bước 2: Đây là nghiệm pháp dung nạp Glucos đường uống 100g (100-g OGTT). Nghiệm pháp này phải áp dụng khi chị em đang đói. Sau khi uống sẽ chỉ định lấy máu 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.
Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kì sẽ có ít nhất 2 trong số 4 chỉ số glucose huyết tương như sau:
Tiêu chí chẩn đoán của Carpenter/ Coustan |
Tiêu chí chẩn đoán theo National Diabetes Data Group |
|
Lúc đói |
95 mg/dL (5,3 mmol/L) |
105 mg/dL (5,8 mmol/L) |
Ở thời điểm 1 giờ |
180 mg/dL (10,0 mmol/L) |
190 mg/dL (10,6 mmol/L) |
Ở thời điểm 2 giờ |
155 mg/dL (8,6 mmol/L) |
165 mg/dL (9,2 mmol/L) |
Ở thời điểm 3 giờ |
140 mg /dL (7,8 mmol/L) |
145 mg/dL (8,0 mmol/L) |
Làm thế nào để phòng tránh tiểu đường thai kì?
Để ngăn ngừa mắc tiểu đường thai kì mẹ bầu cần chú ý:
- Sống tích cực, không stress, căng thẳng.
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai, có thể tập Yoga, ngồi Thiền, đi bộ… để máu huyết được lưu thông.
- Kiểm soát cân nặng, không nên tăng cân quá nhiều trong thai kì, chỉ nên tăng khoảng 10 – 12kg là đủ.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung chất xơ, không sử dụng các loại nước ngọt có ga, đồ ăn uống nhiều đường ngọt khi mang thai.
- Siêu âm thai và xét nghiệm máu theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những điều cơ bản mẹ bầu cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kì. Mẹ bầu hãy theo dõi Khang Mẫu Nhi để biết thêm những kiến thức cần thiết giúp mang thai khỏe mạnh nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...