Dây rốn quấn cổ và những biến chứng mẹ bầu đừng coi thường
Dây rốn quấn cổ là gì? Tình trạng này có phổ biến không?
Dây rốn là ống dẫn 2 đầu kết nối từ cơ thể người mẹ đến bánh nhau của thai nhi, giúp chuyển hóa dinh dưỡng và oxi từ cơ thể mẹ sang cho con. Đồng thời, dây rốn cũng mang nhiệm vụ vận chuyển các chất thải để đào thải ra ngoài.
Dây rốn thường có độ dài khoảng 50 – 60cm. Dây rốn càng dài càng khiến nguy cơ quấn cổ thai nhi cao hơn. Tuy nhiên, khi dây rốn quá ngắn (dưới 35cm) hoặc thai nhi bị hạn chế vận động trong buồng tử cung, dẫn đến bị quấn vào các bộ phận như cổ, chân, tay của thai nhi.
Sự chuyển động của bào thai đa phần sẽ khiến dây rốn căng lên, dài thêm. Dây rốn có thể vướng vào tay, chân, dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ khá phổ biến, nhất là trong tuần thai từ 24 – 26. Đặc biệt thai nhi từ 36 tuần trở lên chiếm khoảng 37% tỉ lệ thai bị nhau cuốn cổ. Tin vui cho mẹ bầu là dây rốn quấn cổ hầu như không gây tử vong trong bụng mẹ và sau khi sinh ít nhất 1 tuần.
Hình ảnh dây rốn quấn cổ
Làm sao để phát hiện dây rốn quấn cổ?
Dây rốn quấn cổ chỉ có thể được chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm. Tình trạng quấn cổ đa phần được phát hiện vào 3 tháng cuối thai kì. Một số ít được phát hiện vào tháng thứ 5 với thứ 6 của thai kì.
Chị em có thể nhận thấy dấu hiệu dây rốn quấn cổ thông qua biểu hiện thai máy bất thường. Đây là triệu chứng nguy hiểm, do thai nhi bị thiếu oxi, khó thở do dây rốn quấn cổ khiến thai đạp nhiều hơn.
Nguyên nhân nào gây dây rốn quấn cổ?
Khi mới mang thai, thai nhi có thể di chuyển tự do trong buồng tử cung, được bảo vệ và bao bọc bởi nước ối. Trong quá trình hoạt động, dây rốn có thể bị rối hoặc quấn vào thân, vào cổ của thai nhi. Nhưng khi thai nhi càng lớn, hoạt động đơn giản cũng có thể khiến dây rốn thắt nút lại, dẫn đến hiện tượng quấn cổ nhưng mức độ nghiêm trọng hơn.
Ở 3 tháng cuối, thai nhi bắt đầu vận động nhiều, đặc biệt là xoay đầu xuống dưới để thai thuận và tiện cho việc sinh nở. Dây rốn quấn vào thai nhi có thể tự tháo được, nhưng trường hợp thai nhi quấn cổ vào khe hẹp giữa vai và đầu khiến không thể gây quấn chặt hơn nguy hiểm đến thai nhi.
Người mẹ lao động nặng nhọc cũng là một trong những yếu tố khiến thai nhi quay đầu nhiều hơn, làm dây rốn quấn quanh người và cổ. Vì vậy, khi mang thai mẹ bầu chỉ nên chú ý vận động nhẹ nhàng để ngăn chặn nhiều nguy cơ đến với thai nhi.
Theo các bác sĩ, với mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ dẫn đến khả năng dây rốn bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn có độ dài trung bình khoảng 56cm, dây rốn càng dài càng có nguy cơ quấn cổ cao.
Dây rốn dài cũng gây tràng hoa quấn cổ
Dây rốn quấn cổ gây nên những biến chứng gì?
Hiện tượng thai nhi quấn cổ mặc dù rất ít khi có biến chứng nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng nên đi thăm khám đầy đủ để được bác sĩ tư vấn. Mẹ bầu có thể gặp phải một số sự cố khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ như:
- Làm ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển dinh dưỡng, máu huyết và oxi đến với thai nhi. Điều này sẽ khiến trẻ sinh ra bị thiếu máu, nhẹ cân.
- Trong quá trình chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi khó lọt ra ngoài. Nếu không biết trước tình hình, bác sĩ không xử lí đúng cách sẽ khiến nguy hiểm cho trẻ. Dây rốn quấn cổ quá chặt gây thiếu oxi sẽ dẫn đến biểu hiện ngạt thở, tử vong ngay sau khi sinh nếu bác sĩ đỡ đẻ chậm.
Xem thêm: Đa ối khi mang thai: Tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng của thai nhi
Mẹ bầu nên làm gì khi bị thai nhi quấn cổ?
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi quấn cổ. Thai nhi có khả năng tự tháo dây quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18 – 25. Nếu thai nhi quá lớn không thể tự gỡ, mẹ bầu cần phải chú ý theo dõi thai máy, khi phát hiện thai đạp quá ít cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra.
Trong những tuần cuối thai kì, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình của thai phụ để có chỉ định phương pháp sinh phù hợp, bảo vệ tính mạng của mẹ và thai nhi. Trường hợp nhau thai quấn cổ quá chặt, hoặc quấn quá nhiều vòng nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề dây rốn quấn cổ. Mẹ bầu hãy theo dõi thêm các bài viết của Khang Mẫu Nhi để cập nhật kiến thức mới giúp thai kì khỏe mạnh nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...