Bị cổ tử cung ngắn khi mang thai: Lời khuyên dành cho mẹ bầu

04:54 Ngày 02/08/2021
Cổ tử cung ngắn khi mang thai là một biến chứng có thể dẫn đến thai lưu, sinh non trong những tháng giữa thai kì. Cổ tử cung ngắn chỉ được phát hiện khi đi siêu âm nên mẹ bầu cần phải đặc biệt cẩn trọng. Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa khám phá thêm để giải quyết nỗi lo cổ tử cung ngắn khi mang thai nhé!

Chẩn đoán cổ tử cung ngắn khi nào?

Cổ tử cung đảm nhiệm vai trò quan trọng giúp bảo vệ thai nhi, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Khi mang thai, cổ tử cung là nơi chứa dịch âm đạo, tạo môi trường cho tinh trùng di chuyển vào bên trong để thụ tinh với trứng. Trứng được thụ tinh thành công, làm tổ trong lòng tử cung, cổ tử cung sẽ đóng kín để bảo vệ thai nhi, tạo môi trường an toàn cho thai phát triển. Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ dần ngắn lại, mở ra để đưa thai nhi ra ngoài.

Khi mang thai, bất kì vấn đề nào cũng khiến tính mạng của thai nhi có thể bị đe dọa. Thường gặp nhất là tử cung ngắn. Mặc dù chiều dài của cổ tử cung không bao giờ cố định, liên tục thay đổi trong từng giai đoạn nhưng bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn để tư vấn cho bạn.

Nếu tử cung ngắn gây nguy hiểm đa phần xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai. Càng gần ngày sinh nở, cổ tử cung càng ngắn lại để hỗ trợ quá trình sinh thường thành công. Cổ tử cung quá ngắn sẽ dẫn đến sinh non. Trẻ được sinh quá sớm, cơ thể chưa hoàn thiện sẽ rất khó sống, ngoài ra có thể tử vong ngay khi vừa chào đời.

Cổ tử cung được chẩn đoán là ngắn khi chiều dài đo được dưới 25mm, trong khi chiều dài thông thường là 30 – 50mm. Để chính xác hơn bạn có thể lựa chọn phương pháp siêu âm chiều dài cổ tử cung bằng phương pháp siêu âm đầu dò.

co-tu-cung-ngan-2

Hình ảnh cổ tử cung ngắn khi mang thai

Nguyên nhân nào gây nên cổ tử cung ngắn?

Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cổ tử cung ngắn như:

- Do bẩm sinh: Nhiều chị em bị cổ tử cung ngắn bẩm sinh hoặc cơ quan sinh sản bị dị dạng, nhi hóa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mang thai và sinh nở.

- Do biến chứng phẫu thuật: Chị em từng thực hiện phẫu thuật cắt chóp cổ tử cung hoặc phẫu thuật cắt đoạn, cắt bớt cổ tử cung đều có nguy cơ cao cổ tử cung ngắn.

- Do bệnh lý phụ khoa: Những chị em có bệnh viêm cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, tử cung yếu... đều có nguy cơ gây tử cung ngắn.

- Một số nguyên nhân khác: Tử cung ngắn nhiều người hoàn toàn do cơ địa, cổ tử cung tự tụt nhanh trong thai kì, không xác định rõ nguyên nhân.

co-tu-cung-ngan-1

Biện pháp khâu eo cổ tử cung

Một số phương pháp điều trị cổ tử cung ngắn hiện nay

Mặc dù tử cung ngắn không ảnh hưởng đến khả năng sinh lý hoặc mang thai nhưng lại rất nguy hiểm khi mang thai, tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non.

Hiện nay, chị em mắc cổ tử cung ngắn khi mang thai thường được chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:

- Dùng thuốc Progesterone – bổ sung nội tiết tố:

Hormone Progesterone rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, để giúp thai nhi được giữ vững trong tử cung của người mẹ, hạn chế những cơn đau bụng hoặc co tử cung. Thai nhi càng lớn càng gây áp lực đến cổ tử cung, hormone progesterone sẽ giúp hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non.  

Thuốc hormone nội tiết giúp tăng cường bổ sung Progesterone. Bác sĩ có thể sử dụng đặt viên hậu môn, đặt âm đạo, thuốc uống hoặc tiêm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng, cơ địa, tiền sử có bị sảy thai do cổ tử cung ngắn hay không để kê thuốc cho phù hợp.

- Khâu vòng eo tử cung:

Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến giúp ngăn ngừa sinh non. Khâu vòng tử cung sẽ giúp thu hẹp cổ tử cung, giúp thai nhi lớn lên mà không gây áp lực khiến cổ tử cung ngắn.

Bác sĩ cũng khuyến cáo không phải bất kì thai phụ nào cũng có thể thực hiện khâu vòng eo tử cung. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thai kì đang ở tuần thứ bao nhiêu, kiểm tra sức khỏe của thai phụ để thực hiện khâu eo tử cung. Đa phần, khâu eo được tiến hành trong khoảng tuần thai 12 – 15 của thai kì.

Xem thêm: Đa ối khi mang thai: Tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng của thai nhi

Ngoài các phương pháp trên, mẹ bầu bị tử cung ngắn cũng cần chú ý:

- Phải nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường, hạn chế đi lại nhiều, leo trèo cầu thang nhiều để tránh tụt cổ tử cung.

- Tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, bê vác các vật nặng hoặc làm việc quá sức.

- Không tập thể dục.

- Không quan hệ tình dục.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các thực phẩm chứa nhiều rau xanh, hoa quả, acid folic và omega-3... để cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón khi mang thai.

- Theo dõi thai định kì theo lịch khám thai của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cổ tử cung ngắn khi mang thai cho mẹ bầu tham khảo. Mẹ bầu hãy chú ý thăm khám đầy đủ để có thai kì khỏe mạnh, đủ 9 tháng 10 ngày!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI