Mẹo chữa huyết trắng khi mang thai không cần dùng thuốc
Những dấu hiệu nhận biết khí hư bất thường khi mang thai
Cơ thể khỏe mạnh sẽ nhận thấy tình trạng huyết trắng là dạng màu trắng trong, tương tự như lòng trắng trứng gà, không có mùi. Nếu bạn nhận thấy khí hư có màu sắc lạ, mùi hôi tanh có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa:
- Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu.
- Đau rát vùng kín khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục.
- Màu sắc khí hư lạ như: màu trắng đục, vàng, xanh, vón cục, mùi hôi tanh.
- Nếu viêm nhiễm nặng có thể nhận thấy khí hư nhiễm máu.
Trên đây là những biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung... Viêm nhiễm khiến trẻ sinh thường qua con đường âm đạo sẽ dễ gặp phải các bệnh lý viêm mắt, viêm đường hô hấp nên cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hình ảnh khí hư bất thường biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa
Cách trị huyết trắng khi mang thai bằng thảo dược thiên nhiên
Điều trị khí hư bằng thảo dược tự nhiên là cách được rất nhiều chị em tin tưởng lựa chọn vì không gây tác dụng phụ đến thai nhi. Một số thảo dược tự nhiên còn có công dụng giống như kháng sinh, giúp kháng khuẩn, tiêm viêm rất tốt. Mẹ bầu hãy thử tham khảo các cách dưới đây:
- Bí quyết trị khí hư cho bà bầu bằng rau diếp cá:
Bạn hãy chuẩn bị 20g lá diếp cá, 5 quả bồ kết, 1 củ tỏi. Sau khi rửa sạch, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ thêm khoảng 4 lít nước, đun khoảng 30 phút, sau đó đợi nước còn ấm đem xông vùng kín.
- Hướng dẫn trị huyết trắng khi mang thai bằng phèn chua:
Bạn chuẩn bị khoảng 20g phèn chua, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu chung với 1 lít nước, đợi sôi thì tắt bếp. Tương tự, bạn cũng đợi nước còn ấm thì đem vệ sinh bên ngoài vùng kín.
- Trị khí hư khi mang thai bằng lá trầu không:
Bạn đem 10 lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Bạn đem lá trầu không đã rửa sạch cho vào nồi, đổ thêm khoảng 2 lít nước, sau đó bỏ bã, lấy nước để vệ sinh vùng kín.
Xông rửa vùng kín bằng lá trầu không và muối
- Trị khí hư cho bà bầu bằng lá lốt:
Bạn có thể khắc phục tình trạng khí hư màu trắng đục, mùi hôi, tanh bằng cách dùng 1 nắm lá lốt rửa sạch, cho vào nồi, thêm nửa quả nghệ, 10g phèn chua và 3 lít nước sạch. Bạn đun sôi rồi đợi nước còn ấm thì đem rửa bên ngoài vùng kín. Mỗi tuần dùng khoảng 2 – 3 lần để có hiệu quả.
- Trị khí hư bằng nước chè tươi:
Trà xanh có chứa nhiều hoạt chất EGCC được coi là kháng sinh diệt khuẩn, ngăn ngừa nấm, giúp giảm ngứa và khí hư rất an toàn. Bạn chỉ cần dùng khoảng 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch, cho vào nồi đổ thêm 3 lít nước và 1 nắm muối biển. Bạn đợi nước ấm thì đem xông rửa bên ngoài vùng kín.
Lá chè tươi giúp kháng khuẩn tiêu viêm
- Lưu ý: Khi dùng các thảo dược tự nhiên để vệ sinh vùng kín, mẹ bầu không nên thụt rửa sâu để tránh diệt các vi khuẩn tốt, thay đổi môi trường PH trong âm đạo khiến vùng kín bị khô rát và thương tổn. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp dân gian cũng cần phải kiên trì lâu dài, mỗi tuần nên thực hiện 2 – 3 lần để đem lại hiệu quả.
Xem thêm: Khí hư màu nâu khi mang thai là do đâu?
Lưu ý khi dùng thuốc Tây điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Nếu bà bầu bị khí hư ra nhiều do viêm nhiễm phụ khoa sẽ được tư vấn điều trị bằng thuốc Tây. Một số loại thuốc Tây thường được dùng trong viêm nhiễm phụ khoa như:
- Dùng viên đặt âm đạo Nystatin/ Clotrimazol: Thường được chỉ định đặt trong môi trường âm đạo 6 ngày liên tiếp để trị nấm Candida. Loại viên đặt này thường được chỉ định dùng chung với Fluconazol/ Itraconazole đường uống để diệt khuẩn.
- Metronidazole: Loại thuốc này giúp trị khí hư màu xanh, sủi bọt do nhiễm trùng roi Trichomonas. Thuốc dùng theo đường uống, mỗi lần dùng 2g kết hợp tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cephalosporin: Đây là loại kháng sinh giúp diệt vi khuẩn, áp dụng cho những trường hợp viêm nhiễm nặng.
Việc dùng thuốc Tây trị viêm nhiễm phụ khoa có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho mẹ và bé. Do vậy, mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến cụ thể của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.
Ngoài ra, khi có nhiều khí hư mẹ bầu cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Bạn hãy kết hợp thăm khám phụ khoa và sản khoa đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...