Vì sao mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ mà không thể sinh thường?
Tỉ lệ sinh mổ ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng
Sinh thường là phương pháp chuyển dạ tự nhiên, khi thai nhi đi qua âm đạo của người mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều biến chứng sinh nở khiến mẹ bầu không thể sinh thường.
Phương pháp sinh mổ giúp mẹ bầu tránh nguy hiểm đến thai nhi và tính mạng của bản thân, ngăn chặn thai chết non, ngạt khí... trong những trường hợp khẩn cấp. Sinh mổ đang có xu hướng ngày càng phổ biến trên khắp các bệnh viện cả nước.
Ngoài những trường hợp được bác sĩ chỉ định sinh mổ do nhiều yếu tố y khoa thì tỉ lệ sinh mổ theo yêu cầu cũng có xu hướng tăng cao. Ước tính khoảng 100 trẻ chào đời sẽ có khoảng 35 – 40 trẻ được sinh mổ.
Mô tả biện pháp sinh mổ
Những trường hợp nào được bác sĩ khuyến khích sinh mổ?
Bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên thận trọng khi sinh mổ chủ động bởi vì sinh mổ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Bác sĩ thường chỉ định các trường hợp nên sinh mổ như sau:
- Do người mẹ có bệnh lý mãn tính hoặc cấp tính không thể sinh thường như: tiền sản giật, sản giật, bệnh tim mạch....
- Mẹ bầu bị dị dạng tử cung: tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi... đều rất khó sinh thường do thai nhi không có khả năng di chuyển tạo thành ngôi thai thuận.
- Mẹ bầu có đường sinh dục bất thường như: âm đạo có vách ngăn, tiền sử mổ cơ quan sinh dục, hẹp âm đạo, rách tầng sinh môn....
- Do thai nhi to: Trọng lượng thai nhi lớn so với cơ thể của người mẹ.
- Do thai bị thiếu máu hoặc bất đồng nhóm máu với mẹ cũng nên chỉ định sinh mổ để ngăn chặn nguy cơ thai chết lưu.
- Thai bị suy dinh dưỡng, tăng cân chậm.
- Trường hợp mang đa thai nên khuyến khích sinh mổ để bảo vệ mẹ và con.
- Do ngôi thai bất thường: Ngôi thai nghịch, ngôi vai, ngôi trán, ngôi ngược, ngôi thóp trước... đều nên sinh mổ tránh thai chết ngạt khi chuyển dạ.
- Do suy thai: Nếu thai có nhịp tim rối loạn nên mổ lấy thai khẩn cấp.
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ, kết hợp với việc siêu âm thai, bác sĩ sẽ chỉ định bạn có nên sinh mổ hay không. Việc sinh mổ phải được tiến hành khẩn cấp để hạn chế đau đớn và ảnh hưởng đến thai nhi.
Em bé được chào đời bằng phương pháp sinh mổ
Sinh mổ tác động như thế nào đến mẹ và em bé?
Mặc dù sinh mổ có vai trò giúp đỡ mẹ bầu sinh nở an toàn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh con nhưng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai như:
- Vẫn còn một số tai biến sản khoa như: chảy máu nhiều sau sinh (có thể do rách đoạn dưới tử cung, hoặc băng huyết, đờ tử cung).
- Mẹ tử vong: Nếu không cầm được máu sau sinh, hoặc không truyền được máu cho người mẹ ngay sau khi sinh sẽ khiến hình thành huyết khối, thuyên tắc mạch do ối cũng khiến mẹ tử vong đột ngột.
- Phẫu thuật mổ lấy thai có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như niệu quản, ruột, bàng quang....
- Mẹ bầu bị liệt ruột, bung vết mổ, thoát vị thành bụng.
- Phương pháp gây mê, hồi sức trong sinh mổ cũng gây nên nhiều tai biến khác như: nhức đầu, tụt huyết áp, phản ứng thuốc....
- Tai biến tắc ống dẫn trứng, sẹo vết mổ dẫn đến khó sinh nở trong lần mang thai kế tiếp.
- Dễ bị lạc nội mạc tử cung do sẹo mổ ở thành bụng khi lấy thai.
- Bị tắc ruột, dính ruột.
- Sẹo trên thân tử cung dẫn đến khó mang thai và sinh con lần sau.
- Dễ có nguy cơ thai đậu trên vết mổ, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo... ở những lần mang thai kế tiếp.
Ngoài ra, sinh mổ còn ảnh hưởng đến thai nhi như:
- Thai nhi có thể bị biến chứng do thuốc mê.
- Thai bị chạm thương trong quá trình phẫu thuật.
- Nguy cơ tử vong ở trẻ sinh mổ cũng cao hơn so với trẻ sinh thường.
- Trẻ sinh mổ thiếu tháng thường dễ bị suy hô hấp.
Như vậy, bài viết đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết về trường hợp nên sinh mổ và những nguy cơ mẹ bầu phải đối mặt khi sinh mổ. Nếu bạn có bất thường khi mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, khuyến khích phương pháp sinh thường là tốt nhất.
Khang Mẫu Nhi – Đồng hành cùng mọi mẹ bầu Việt!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...