Phải làm gì khi thai nhi không có tim thai?
Thai nhi hình thành tim thai khi nào?
Thông thường nếu thai nhi phát triển khỏe mạnh, sau khoảng 22 ngày thụ thai, tim thai đã hình thành và có thể nghe rõ nhịp đập qua thiết bị siêu âm. Như vậy, tim thai có thể hình thành từ tuần thứ 6 – 7 của thai kì, thông qua kĩ thuật siêu âm có thể quan sát và kiểm tra nhịp tim.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp thai nhi đến tuần thứ 8 – 10 mới có thể nghe rõ nhịp đập tim thai bởi rất nhiều lí do như: có thể sai lệch tuổi thai, tim thai phát triển chậm....
Tim thai được coi là mốc quan trọng để đánh dấu sự phát triển của thai nhi. Chỉ sau 5 ngày khi trứng và tinh trùng đã thụ tinh tạo thành hợp tử, các tế bào sẽ được phân chia tạo thành phôi bào. Sau khi di chuyển đến tử cung mất khoảng 2 ngày, phôi thai tiếp tục gắn vào niêm mạc tử cung. Đây là giai đoạn phôi tự động tiết ra HCG có thể đo được qua nước tiểu thông qua que thử thai. Đồng thời, tim thai cũng bắt đầu hình thành với ống tim nguyên thủy được tạo nên từ trung mô mạc. Ống tim này tiếp tục phát triển, uốn cong tạo thành các vách ngăn, chia tim thành 4 buồng. Sau đó, tim của trẻ sẽ chính thức hoàn thiện khi chia thành 2 đường tách biệt.
Từ tuần thứ 6 của thai kì trở đi, thiết bị siêu âm có Doppler màu sẽ phát hiện ra dòng máu đang đập của tim thai. Người mẹ có thể nghe rõ nhịp tim của con bằng tai nghe bình thường từ tuần thứ 20 của thai kì. Nhịp tim rõ ràng, không yếu hoặc không đập loạn xạ được coi là phát triển tốt.
Từ tuần thứ 5 của thai kì tim thai đã phát triển
Nguyên nhân nào khiến thai nhi không có tim thai?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai đến tuần thứ 10 vẫn chưa xác định được tim thai như:
1. Do sảy thai
Đa phần thai nhi không có tim thai được chẩn đoán là sảy thai, thai lưu. Sảy thai tự nhiên khiến tim thai không hình thành thường do các nguyên nhân như: bất thường nhiễm sắc thể, chất lượng tinh trùng kém, do bệnh từ cơ thể mẹ (buồng trứng đa nang, rối loạn đông máu, bệnh tiểu đường, tuyến giáp, bệnh ở tử cung)....
Ngoài ra, khi mới mang thai mẹ bầu vận động nặng nhọc dẫn đến va đập, chấn thương vùng bụng, thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, trầm cảm kéo dài... đều dẫn đến thai nhi không có tim thai.
Sảy thai khiến thai nhi không có tim thai
2. Do thai nhi bị rối loạn nhịp tim
Đây là biểu hiện ít gặp, vì rối loạn nhịp tim chỉ xảy ra ở thời điểm nhất định, không kéo dài hết cả quá trình mang thai. Rối loạn nhịp tim thường chỉ là tạm thời, lành tính, khiến nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm, lúc dừng đột ngột.
3. Do thiết bị siêu âm sai
Muốn kiểm tra nhịp tim thai, bạn phải được thực hiện bằng máy siêu âm và ống nghe tốt. Nếu ống nghe có vấn đề, hoặc lỗi từ thiết bị siêu âm, có thể khiến bác sĩ chẩn đoán sai không có nhịp tim. Nhất là ở tuần thai nhỏ từ 6 – 8 tuần, nhịp tim còn yếu mà thiết bị không nhạy sẽ dễ chẩn đoán sai.
4. Do tính sai tuổi thai
Nhiều mẹ bầu không rõ kì kinh cuối nên tính sai tuổi thai. Lúc này thai nhi còn quá nhỏ, tuổi thai có thể bị chênh lệch khoảng 1 – 2 tuần nên mẹ bầu hãy chờ thêm thời gian để đi siêu âm lại.
5. Do siêu âm vùng bụng
Nếu thai nhi còn quá nhỏ, nhịp tim chưa rõ ràng, siêu âm vùng bụng có thể khó chẩn đoán nhịp tim. Bạn nên thực hiện siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Siêu âm đầu dò cho kết quả chính xác hơn
Xem thêm: Thai 6 tuần siêu âm chưa có tim thai: Mẹ bầu không nên lo lắng
Phải làm gì khi siêu âm không có tim thai?
Ở những tuần thai sớm như 6 – 7 tuần mà mẹ bầu chưa thấy tim thai không nên quá lo lắng, hãy chờ đợi thêm 1 – 2 tuần nữa để đi thăm khám lại.
Nếu vừa không có tim thai vừa nhận thấy các dấu hiệu bất thường như: chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, không thấy biểu hiện ốm nghén... nên tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn. Trường hợp sảy thai cần phải được lấy thai ra ngoài càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nhiễm trùng tử cung, băng huyết...
Ngay từ khi biết tin mình có thai, mẹ bầu cũng cần chú ý nói không với rượu bia, chất kích thích, tăng cường bổ sung các loại dinh dưỡng, vitamin, acid folic, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều để thai nhi khỏe mạnh.
Thông qua bài viết, mẹ bầu đã hiểu rõ nguyên nhân vì sao thai nhi không có tim thai rồi phải không? Chúc mẹ bầu luôn có thai kì an toàn và khỏe mạnh.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...