Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu thai kì: Như thế nào là đạt chuẩn?

03:15 Ngày 24/07/2021
Thai nhi 3 tháng đầu có sự phát triển như thế nào là điều rất nhiều mẹ bầu tò mò muốn biết. Cùng Khang Mẫu Nhi tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu thai kì qua bài viết dưới đây nhé!

Các chỉ số phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kì?

- Tuần 3: Đây là lúc trứng đã thụ tinh đang phân chia tế bào, bắt đầu được gọi là phôi thai.

- Tuần 4: Phôi thai phát triển gồm 3 lớp: lớp nội bì (sẽ phát triển thành phổi – gan và hệ tiêu hóa), lớp trung bì (phát triển thành thận, cơ, xương, sinh dục, tim) và lớp ngoại bì (sau sẽ phát triển thành mắt, da, tóc và thần kinh).

- Tuần 5: Kích thước thai nhi đã tương đương với kích cỡ 1 hạt táo nhưng ống thần kinh đã hình thành não bộ và xương sống.

- Tuần 6: Thai nhi tăng trưởng nhanh về kích thước não bộ, hốc mắt. Thai có thể đã có tim, nhịp đập khoảng 100 - 160 lần/phút. Lúc này mũi, miệng, tai cũng đã được hình thành.

- Tuần 7: Dây rốn đã hoạt động hoàn chỉnh để cung cấp dinh dưỡng, oxi cho thai nhi. Hệ tiêu hóa, phổi, não, tim và những đường nét trên khuôn mặt thai cũng đã hình thành.

- Tuần 8: Hình thành các ngón chân, tay. Tay bé có thể cử động, gập, duỗi. Hệ thần kinh mở rộng.

- Tuần 9: Đầu bé phát triển to về kích cỡ, cơ quan sinh sản đang dần hình thành.

- Tuần 10: Não bộ đã có khoảng 250.000 tế bào thần kinh sản sinh mỗi phút. Các cơ quan thận, gan, ruột đều hoạt động. Móng tay, chân của trẻ cũng hình thành.

- Tuần thứ 11: Gương mặt thai nhi hoàn thiện, đầu bé to, tay bé có thể cử động, cơ quan sinh dục phát triển nhanh.

- Tuần 12: Hầu như bé đã phát triển đầy đủ các cơ quan. Mũi, cằm, não bộ, tế bào thần kinh cũng tăng lên nhanh chóng.

Thai nhi 3 tháng đầu có sự phát triển thật kì diệu phải không? Mẹ bầu nên ăn uống như thế nào để thai nhi khỏe mạnh, giảm nguy cơ dọa sảy thai, động thai trong thai kì? Hãy cùng theo dõi thêm nhé!

mang- thai-3-thang-dau-thai-ki-2

Hình ảnh thai nhi 3 tháng đầu thai kì và 9 tháng mang thai

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong 3 tháng đầu thai kì

- Về chế độ ăn uống cần chú ý:

+ Không sử dụng đồ ăn tươi sống, đồ đông lạnh, hải sản có chứa thủy ngân cao.

+ Mẹ bầu nên giảm lượng muối hoặc thức ăn ngâm muối, đồ ăn chế biến săn.

+ Mẹ bầu nên bổ sung thêm khoảng 300calo/ ngày, ăn uống đa dạng nhiều nguồn dưỡng chất như: rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic...

+ Không dùng thuốc lá, bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá khi mang thai.

+ Bổ sung đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa: 400mg – 800mg Axit folic, 1200mg canxi, đạm, 30mg – 60mg sắt, magie, ngũ cốc ...

- Về chế độ sinh hoạt:

+ Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn để cơ thể khỏe mạnh.

+ Vận động cơ thể thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ tiểu đường thai kì.

+ Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để xương khớp khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giảm stress, căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

+ Mẹ bầu nên đi siêu âm trong tuần thứ 8 của thai kì để biết được thai nhi đã có tim thai hay chưa.

+ Không sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm có chứa nhiều hóa chất.

+ Không tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc nào không theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn dị tật bẩm sinh.

+ Tuần thứ 12 của thai kì nên tham khảo xét nghiệm máu kết hợp với đo độ mờ da gáy để tránh dị tật bẩm sinh, bệnh Down.

+ Thực hiện đo huyết áp thường xuyên để kiếm soát huyết áp trong thai kì.

mang- thai-3-thang-dau-thai-ki-1

Một số thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu 

Xem thêm: Bữa sáng cho bà bầu: Ăn gì để mẹ khỏe con vui?

Những thay đổi về sức khỏe, tâm lí mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì

Mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 5 đã có thể cảm nhận rõ nét những dấu hiệu đang mang thai như: đau tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn.

Tính cách, tâm lí của mẹ bầu cũng không ổn định, vui buồn thất thường do hormone nội tiết tố chi phối. Hormone cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, 90% mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, nôn nhiều, khó chịu với các mùi hương. Tình trạng này sẽ giảm dần sau khi bước sang tháng thứ 4 của thai kì.

Về cân nặng, mẹ bầu có thể tăng 0 – 1kg giai đoạn này. Mẹ bầu còn nhận thấy nhiều biểu hiện như: buồn tiểu, đau tức vùng bụng dưới, đau dây chằng, khí hư ra nhiều. Một số mẹ bầu còn bị chuột rút do thiếu canxi. Tốt nhất những dấu hiệu này nên được thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ.

Thông qua bài viết bạn đã biết sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu rồi phải không? Nếu bạn có bất kì dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, ra máu trong giai đoạn nhạy cảm này hãy liên hệ tới hotline của Khang Mẫu Nhi: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI