Ngôi thai ngược có thể sinh thường được không?

03:08 Ngày 12/08/2021
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của mẹ, còn phần mông quay về phía cửa âm đạo. Đây là tình trạng ngôi ngược rất nguy hiểm khi sinh thường. Ngôi ngược trong tuần cuối của thai kì đa số phải sinh mổ để bảo toàn tính mạng cho mẹ và con. Cụ thể ngôi ngược ảnh hưởng như thế nào, cùng nghe bác sĩ chuyên khoa của Khang Mẫu Nhi giải đáp nhé!

Như thế nào là ngôi thai ngược?

Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi gần sát với khung chậu của người mẹ, là phần sẽ xuất hiện đầu tiên ra ngoài khi chuyển dạ. Ngôi thai chỉ được xác định sau khoảng tuần 34 – 36 của thai kì, do lúc này ngôi thai đã ổn định, thai nhi ít có xu hướng chuyển động xoay đầu.

Ngôi thai ngược còn được gọi là ngôi mông, khi phần mông hoặc chân của bé hướng về phía khung xương chậu, còn phần đầu lại hướng về phía ngực mẹ. Như vậy nếu sinh thường chân hoặc mông của bé sẽ ra bên ngoài trước, dễ gây nghẹt thở nguy hiểm đến thai nhi. Mặc dù tỉ lệ ngôi mông chỉ chiếm đến 3% các ca sinh nở nhưng cũng cần chú ý để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng khi sinh ở mẹ bầu.

ngoi-thai-nguoc-3

Phân biệt ngôi ngược và ngôi thai bình thường

Có bao nhiêu loại ngôi thai ngược?

Ngôi thai ngược được chia thành 2 loại như sau:

- Ngôi thai ngược hoàn toàn: Là tư thế của thai nhi có đầu gối co lại, đùi gập vào người tương tự như đang ngồi xổm. Như vậy phần mông của bé sẽ sát với khung xương chậu nhất và ra ngoài đầu tiên khi chuyển dạ.

- Ngôi ngược không hoàn toàn: Được chia thành 3 loại khác nhau: là ngôi kiểu mông (mông bé hướng xuống xương chậu, 2 chân vắt lên đầu, kiểu chân là 2 chân duỗi thẳng và kiểu đầu gối là tư thế quỳ gối trong tử cung).

ngoi-thai-nguoc-2

Các kiểu ngôi thai ngược thường gặp

Nguyên nhân nào dẫn đến ngôi thai ngược?

Hiện nay 2 nguyên nhân chính được xác định dẫn đến ngôi thai ngược là do sinh non, thai nhi chưa kịp quay đầu và các yếu tố khác khiến thai không thuận. Cụ thể là:

- Do tử cung của người mẹ quá nhỏ, khiến thai nhi không có không gian để quay đầu.

- Do tử cung của người mẹ bị dị dạng bẩm sinh như: tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn, mắc bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng....

- Do mẹ bầu có khung xương chậu quá hẹp không đủ cho thai nhi quay đầu.

- Do thai nhi bị não úng thủy, cực đầu to.

- Do thai nhi dị dạng.

- Do mang đa thai, thai nhi không quay đầu.

- Do thai bị suy dinh dưỡng, có vấn đề về nhau thai, thiếu ối, đa ối, hoặc do dây rốn quá ngắn, dây rốn quấn cổ.

ngoi-thai-nguoc-1

Đa thai là một trong số những nguyên nhân gây ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược gây nên những nguy cơ gì trong quá trình chuyển dạ?

Ngôi thai ngược có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như:

- Gây vỡ ối trước, cuống nhau dễ theo nước ối trào ra ngoài, gây cạn ối, thiếu oxi đến thai, dẫn đến thai tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Vỡ ối sớm cũng là thủ phạm làm ngăn cản khả năng đau đẻ và sinh thường tự nhiên ở bà bầu.

- Ngôi thai ngược gây cản trở việc thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Nếu thai nhi thuận, đầu bé sẽ ra ngoài trước, sau đó mới đến vai và chân nhưng ngôi thai ngược tiến trình ngược lại khiến thai dễ bị ngạt khi ra ngoài. Thậm chí, thai có thể bị gãy tay và chân trong quá trình chuyển dạ.

Xem thêm: Mách bạn 16 bí quyết giúp dễ sinh thường

Khi được chẩn đoán ngôi thai ngược mẹ bầu cần phải làm gì?

Trường hợp ngôi thai ngược cần được xem xét cẩn trọng vào những tuần cuối khi mang thai để dự đoán phương pháp sinh tốt nhất cho mẹ và con. Sinh mổ được coi là phương án tốt nhất cho đa số các trường hợp ngôi thai ngược.

Việc chẩn đoán sai lầm phương pháp dự sinh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con, do vậy mẹ bầu nên lựa chọn nơi thăm khám uy tín để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất.

Ngôi thai ngược sau tuần thứ 36 của thai kì hầu như không thể thay đổi được do thai nhi đã lớn và khó có khả năng quay đầu. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến các biểu hiện bất thường, thăm khám thường xuyên để đảm bảo an toàn.

Khang Mẫu Nhi đã cập nhật những kiến thức về ngôi thai ngược cho mẹ bầu tham khảo. Chúc mẹ bầu luôn có thai kì an toàn và sớm mẹ tròn con vuông!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI