Dấu hiệu dọa sinh non: Mẹ bầu cần cảnh giác
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non?
Hiện nay hầu hết các trường hợp sinh non đều không tìm được nguyên nhân chính xác. Các nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện sinh non là vỡ ối, đa ối, thai dị dạng, mẹ bầu mang đa thai, bệnh cao huyết áp, ăn uống kém dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh....
Đặc biệt mẹ bầu bị bong nhau non, nhau tiền đạo... cũng có nguy cơ sinh non cao.
Phân biệt dấu hiệu dọa sinh non và sinh non
- Dấu hiệu dọa sinh non:
Mẹ bầu sẽ nhận thấy cơn đau bụng có tính chất đau từng cơn, đau tức vùng bụng dưới, dịch âm đạo màu hồng. Sau đó, mẹ bầu có thể cảm nhận các cơn co tử cung, khoảng 10 phút/ cơn, bụng co cứng khoảng 30 giây, cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2 phân.
- Dấu hiệu cảnh báo sinh non:
Bạn sẽ nhận thấy cơn đau từng cơn, đều đặn khoảng 5 – 10 phút/ lần, cơn đau tăng dần, ra dịch âm đạo và nước ối. Cơn co gia tăng khoảng 2 – 3 lần/phút, tăng dần đều, cổ tử cung mở trên 2cm, vỡ ối.
Trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe đặc biệt
Trẻ sinh non phải đối mặt với những nguy cơ gì?
Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kì thường phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe như:
- Trẻ bị thiếu cân, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
- Phổi của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
- Trẻ dễ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi...
- Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh như: mù, câm, điếc, tim bẩm sinh... dẫn đến những nguy cơ di chứng về hệ thần kinh.
Do vậy, khi mang thai, mẹ bầu nào cũng cần chú ý để giảm thiểu khả năng sinh non, dọa sinh non, giúp trẻ phát triển toàn diện và chào đời khỏe mạnh.
Phương pháp điều trị sinh non, dọa sinh non như thế nào?
Nếu phát hiện sớm dấu hiệu sinh non, mẹ bầu cần tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn một số biện pháp như:
- Dùng thuốc giảm đau, cắt cơn co tử cung:
+ Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng Nifedipin – thuốc giảm cơn co tử cung theo liều lượng 20mg, sau 30 phút vẫn thấy cơn co tử cung, uống thêm 20mg (tối đa 120mg/ ngày). Khi dùng thuốc cần phải đặc biệt chú ý đến huyết áp, đo huyết áp kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Loại thuốc này không dùng cho các chị em mắc huyết áp thấp, bệnh tim mạch, tiền sản giật, suy tim, nhiễm trùng ối, xuất huyết. Khi dùng chung với thuốc Salbutamol và có thành phần MgSo4 phải đặc biệt lưu ý.
Tác dụng phụ của thuốc là: triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh, huyết áp tụt...
+ Loại thuốc Salbutamol không dùng chung với Nifedipin, chống chỉ định với chị em bị suy tim, bệnh tuyến giáp, tiểu đường. Bác sĩ có thể tư vấn bạn dùng liều lượng 5mg pha loãng với 100ml dung môi để đạt nồng độ 50mcg/ml. Hoặc có thể tiêm truyền tĩnh mạch, tốc độ là 12ml/ giờ (10mcg/ phút), khoảng 30 phút tăng lên 4ml/ giờ (3,3 mcg/phút) cho đến khi hết các cơn co tử cung.
Lưu ý khi dùng Salbutamol cần chú ý kiểm tra cân bằng ure, điện giải, creatinin trước khi thực hiện truyền. Ngoài ra cần chú ý kiểm tra đường huyết, tim phổi, mạch thai phụ. Nếu có các biểu hiện khó thở, đau ngực bắt buộc phải dừng lại ngay. Bên cạnh đó, thai phụ còn gặp các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, phù phổi, tụt huyết áp, hạ kali máu, tim đập nhanh....
+ Sử dụng liệu pháp Corticoid: Biện pháp này giúp thúc đẩy tăng surfactant, giúp làm tăng mô liên kết, giảm suy hô hấp ở trẻ sinh non. Liệu pháp này chỉ nên dùng trong khoảng tuần thai từ 28 – 34 tuần tuổi. Một số loại thuốc được khuyến khích sử dụng như: Bethamethasone 12mg (tiêm bắp, các liều cách nhau 24 giờ), Dexamethasone liều lượng 6mg/lần (tiêm bắp, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ, nên tiêm 4 lần).
Phòng tránh sinh non bằng cách nào?
Mẹ bầu có thể tránh sinh non bằng một số biện pháp như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ cân bằng, tăng cường các dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, axit folic, canxi, sắt...
- Không nên tập luyện, lao động quá sức, mang vác các vật nặng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
- Không quan hệ tình dục khi có các biểu hiện sinh non.
- Nếu nhận thấy các dấu hiệu dọa sinh non, chuyển dạ sinh non cần phải đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe khẩn cấp.
Trên đây là những thông tin đầy đủ giúp mẹ bầu nhận biết và dự phòng dọa sinh non, sinh non. Mẹ bầu hãy theo dõi thêm các bài viết của Khang Mẫu Nhi để có nhiều kiến thức bổ ích trong thai kì nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...