6 lưu ý không thể bỏ qua dành cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 5

04:22 Ngày 20/07/2021
Mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 có những thay đổi tâm sinh lí như thế nào? Làm thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh? Những hiện tượng bất thường nào mẹ bầu cần phải đi thăm khám ngay?

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 sẽ có những thay đổi gì?

Mang thai tháng thứ 5 khiến cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi rõ rệt như:

- Bụng dần to lên.

- Da dẻ thay đổi.

- Kích thước vòng 1 tăng.

- Có thể xuất hiện các vết rạn ở bụng.

- Đau lưng, mệt mỏi nhiều hơn.

- Cân nặng tăng đáng kể.

Bắt đầu bước sang tuần thứ 18 của thai kì, thai nhi có thể đạt cân nặng 190gr, chiều dài từ đầu đến mông qua hình ảnh siêu âm đạt 14.2 cm. Cử động trong bụng mẹ của thai nhi cũng có tần suất rõ ràng hơn, người mẹ cảm nhận những hoạt động thai rõ nét. Cơ thể của bé đang có xu hướng hoàn thiện, cơ quan sinh dục ổn định, tai có thể nghe rõ những tác động của âm thanh.

Đến tuần thứ 19, thai nhi có thể tăng kích thước, đạt khoảng 240gr, chiều dài cơ thể lên tới 15,3 cm, bắt đầu có móng tay và tóc. Đến tuần thứ 20 của thai kì, ước tính trọng lượng thai có thể đạt khoảng 16,4 cm. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý tăng cường dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển nhanh về thân thể và trí óc.

mang-thai-thang-thu-5-3

Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi 

Mách mẹ 6 lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 ai cũng cần biết

1. Một số dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 5

Mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu thay đổi nhiều về ngoại hình và nội tiết tố. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây mẹ bầu nên đi thăm khám sớm:

- Hoa mắt, chóng mặt, thị giác kém.

- Đau thắt lưng nghiêm trọng.

- Âm đạo xuất hiện dịch nhầy, khí hư ra nhiều.

- Chân sưng phù.

- Đi tiểu buốt, tiểu rát.

- Gò bụng.

- Đau bụng, chảy máu âm đạo.

- Không cảm nhận được hiện tượng thai máy.

Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng cần phải được thăm khám càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thai chết lưu, tiền sản giật. Chẩn đoán tình hình thai nhi chỉ được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm thai, vì vậy mẹ bầu nên chú ý thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Đặc biệt mốc 22 tuần mẹ bầu không thể bỏ qua bởi kĩ thuật siêu âm 4D sẽ phát hiện sớm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

2. Mang thai tháng thứ 5 thai máy như thế nào?

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 sẽ khiến mẹ bầu cảm nhận rõ rệt hơn hoạt động của thai nhi. Bạn có thể nhận thấy những cú đạp, duỗi, chuyển động của thai rất rõ rệt. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Nếu bất chợt bạn không cảm nhận được những cú huých, hay hoạt động của thai nên đi thăm khám để bác sĩ theo dõi.

mang-thai-thang-thu-5-2

Mẹ bầu dễ dàng cảm nhận được chuyển động thai

3. Bị căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 5 phải làm gì?

Chị em mang thai tháng thứ 5 bị căng cứng bụng khá phổ biến do thai nhi đang phát triển. Càng về cuối thai kì, thể áp lực của thai nhi đến vùng bụng dưới càng khiến mẹ bầu khó chịu.

Lời khuyên của bác sĩ là bạn không nên quá lo lắng, không xoa bụng, hạn chế quan hệ tình dục nếu thấy bụng căng cứng. Nếu bụng chỉ gò trong khoảng 1 – 2 phút và không gây đau đớn gì thì mẹ bầu hãy chú ý theo dõi thêm. Ngược lại, nếu thấy căng bụng nhiều, kéo dài nhiều tiếng, cơn đau âm ỉ, kèm theo chảy máu âm đạo nên đi khám để được chẩn đoán và có hướng xử trí kịp thời.

4. Mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 nên nằm ngủ tư thế nào?

Lúc này, tử cung của mẹ bầu đã có sự tăng nhanh về thể tích nên mẹ bầu khó có thể nằm sấp hoặc nằm ngửa vì sẽ chèn ép đến các cơ quan khác. Để tốt nhất cho thai nhi, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu mẹ bầu bị phù chân, chuột rút, nặng chân nên kê cao chân để giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh trên.

Để có được giấc ngủ ngon, mẹ bầu có thể sử dụng gối hỗ trợ sẽ đem đến giấc ngủ chất lượng nhất.

Xem thêm: 9 điều quan trọng mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa cần phải biết

5. Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì để con thông minh?

Cơ thể thai nhi đang hoàn thiện và phát triển rất nhanh trong giai đoạn này. Rất nhiều mẹ bầu muốn tìm hiểu ăn gì để đủ chất, vào con không vào mẹ. Về cơ bản, chế độ ăn uống nên có đủ các loại thực phẩm như:

- Nhóm thực phẩm giàu protein: Có nhiều trong thịt bò, gà, lợn, đậu, trứng, ngũ cốc...

- Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ: Có trong cà chua, cà rốt, củ cải đường, bắp cải, rau lá xanh...

- Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin: Có trong gan lợn, trái cây, rau xanh, các loại hạt...

- Nhóm thực phẩm giàu sắt: Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 20 – 30mg sắt có trong rau xanh, gan động vật. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung viên sắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Nhóm thực phẩm giàu acid béo Omega 3 như: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá nước ngọt, các loại hạt... Đây là dưỡng chất cần thiết giúp phát triển não bộ của trẻ.

- Nhóm thực phẩm giàu acid folic: Bổ sung axit folic giúp tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, hạn chế các dị tật ở môi, ống tiểu và chân tay. Mẹ bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm như: súp lơ, măng tây, rau lá màu xanh đậm...

- Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Bạn nên tích cực bổ sung các loại thịt bò, hải sản, trứng, sữa, rau, củ, quả... để giúp tế bào não của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất.

- Uống nhiều nước: Bạn nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp tăng lượng ối, ngăn ngừa táo bón.

- Bổ sung canxi: Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung ít nhất 1000mg canxi mỗi ngày để xương chắc khỏe, ngăn ngừa đau lưng khi mang thai.

mang-thai-thang-thu-5-1

Đa dạng nguồn thực phẩm giúp thai nhi phát triển toàn diện 

6. Bà bầu 5 tháng nên kiêng gì?

Khi mang thai mẹ bầu cần kiêng một số loại hoa quả, đồ uống có thể dẫn đến co bóp tử cung như: nước ngọt có ga, dứa, đu đủ xanh, rượu, bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều đường ngọt...

Trên đây là những lưu ý dành cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 để thai nhi phát triển khỏe mạnh. 9 tháng 10 ngày mang thai mẹ bầu nào cũng mong muốn được mẹ tròn, con vuông. Hãy để Khang Mẫu Nhi đồng hành cùng bạn, liên hệ ngay tới hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ nhé!

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI