Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5: Mẹ bầu đừng chủ quan!

04:31 Ngày 20/07/2021
Mặc dù đã qua thời kì có nguy cơ sảy thai cao nhất là 3 tháng đầu thai kì, tuy nhiên không ít mẹ bầu vẫn phải đối mặt với những nguy cơ khác không thể coi thường. Nếu mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5

Mang thai tháng thứ 5, thai nhi đã bám chắc vào thành tử cung, tim thai cũng rất ổn định. Lúc này mẹ bầu cũng giảm nôn nghén, ăn uống tốt hơn. Vì vậy các nguy cơ dọa sảy thai, động thai... cũng ít gặp hơn.

Nếu bạn bị đau bụng bên phải tháng thứ 5 nên thực hiện siêu âm sớm dể phát hiện các vấn đề nghiêm trọng hơn như:

- Bong nhau thai: Mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau bụng lâm râm, chảy máu vùng kín (máu màu hồng, nâu sẫm hoặc đỏ)... có thể dẫn đến thai chết lưu nếu không được can thiệp sớm.

- Bị sảy thai: Sảy thai khiến mẹ bầu đau bụng, ra máu, khi siêu âm sẽ thấy kết quả thai ngừng phát triển, không có tim thai. Sảy thai cần phải can thiệp sản khoa gấp để đẩy thai nhi ra ngoài, tránh nhiễm trùng tử cung.

- Viêm ruột thừa: Mẹ bầu bị đau bụng cường độ mạnh, kèm theo triệu chứng sốt cao, tim đập nhanh, mệt mỏi, lưỡi bẩn, môi khô, mất nước... có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa cần phải được điều trị phẫu thuật sớm.

-Do nhiễm trùng đường tiểu: Mẹ bầu sẽ cảm thấy các biểu hiện đau vùng bụng dưới, đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rát... rất khó chịu.

Đây là những “thủ phạm” khiến mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể ảnh hưởng đến thai nhi, cần phải được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

dau-bung-khi-mang-thai-thang-thu-5-2

Bong nhau non có thể gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5: Khi nào không đáng lo ngại?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 cũng có thể do tâm, sinh lý của người mẹ thay đổi. Mẹ bầu hãy yên tâm nếu đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do các nguyên nhân sau:

- Do hệ thống dây chằng tròn căng lên:

Dây chằng tròn căng lên có tác dụng đỡ bụng của mẹ, nâng đỡ thai nhi. Vì vậy, thai nhi càng phát triển, dây chằng càng phải căng lên nhiều hơn, dẫn đến các cơn đau bụng lâm râm.

Tình trạng này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu không cần phải lo lắng.

- Do táo bón:

Táo bón thai kì khiến mẹ bầu đau bụng dưới nhiều hơn. Nhất là khi tác động của thai nhi chèn ép đến đường ruột càng khiến mẹ bầu khó đại tiện hơn.

dau-bung-khi-mang-thai-thang-thu-5-1

Top thực phẩm giảm táo bón cho bà bầu 

- Do tiền sử sinh mổ, khoảng cách sinh ngắn:

Nếu mẹ bầu sinh mổ, và khoảng cách sinh lần kế tiếp chưa đến 2 năm sẽ khiến vết mổ cũ bị căng da, dẫn đến đau. Trường hợp này mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi vết mổ.

Còn nếu như bạn đã sinh mổ và dự định sinh con kế tiếp, khoảng cách được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích đảm bảo an toàn là 3 năm trở lên.

- Do tâm lý của mẹ bầu:

Mẹ bầu khi mang thai có thể phải đối mặt với biểu hiện trầm cảm, bồn chồn, lo lắng không yên. Điều này dẫn đến mẹ bầu có thể bị căng bụng, khó chịu ở vùng ngực.

Nếu mẹ bầu bị đau bụng do tâm sinh lý, chỉ cần chú ý thư giãn, nghỉ ngơi, tránh mang vác đồ nặng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu chảy máu âm đạo nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Siêu âm thai tuần 22: Mốc quan trọng mẹ bầu đừng bỏ lỡ

Lời khuyên cho mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu nên chú ý:

- Đi siêu âm khi nhận thấy dấu hiệu bất thường:

Đau bụng do bất kì nguyên nhân nào cũng cần phải thăm khám ngay để phát hiện nguyên nhân và nghe bác sĩ tư vấn. Chị em nên giữ tâm lý thoải mái, chia sẻ bớt căng thẳng để giảm bớt những khó chịu khi mang thai.

- Áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh:

Thực đơn của mẹ bầu nên tăng cường các loại rau xanh, hoa quả, nhóm vitamin C, sắt, canxi, axit folic... để tăng cường hệ miễn dịch, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Nếu mẹ bầu đang bị táo bón nên bổ sung chất xơ, rau xanh, khoai lang, thanh long... sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:

Để ngăn ngừa đau bụng do viêm nhiễm vùng kín hoặc nhiễm trùng đường tiểu, mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa âm đạo.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để hiểu rõ hơn và có các biện pháp khắc phục từ thảo dược tự nhiên, bạn hãy liên hệ với Khang Mẫu Nhi qua hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ hỗ trợ miễn phí.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia , Đau bụng khi mang thai , Điều trị đau bụng khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI