Thiếu ối khi mang thai: Nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ
Nước ối có vai trò như thế nào với thai nhi?
Nước ối là dưỡng chất, môi trường ở thể lỏng để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Nước ối nhanh chóng được hình thành từ khoảng ngày 12 – 28 sau khi trứng gặp tinh trùng và quá trình thụ thai diễn ra. Nước ối được tạo sự liên kết giữa thai nhi – màng ối và cơ thể mẹ.
Nước ối có vai trò tái tạo năng lượng, giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, tránh những va chạm để bảo vệ thai nhi, cung cấp máu nuôi thai nhi qua mạch dây rốn. Màng ối cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Dịch nước ối còn chứa nhiều tế bào của thai nhi, giúp bác sĩ chẩn đoán được hệ thống gen của thai, xác định rõ tuổi thai và các nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
Nước ối bao bọc và bảo vệ thai nhi
Như thế nào là thiếu ối?
Thiếu ối hiểu đơn giản là mẹ bầu có ít nước ối. Lượng ối được xác định thông qua đo độ sâu túi ối, chỉ số nước ối (AFI)... Trường hợp AFI nhỏ hơn 5m, thể tích ối nhỏ hơn 500ml khi tuổi thai là 32 – 36 tuần được coi là thiếu ối. Thiếu ối đa phần gặp ở 3 tháng cuối thai kì. Trong đó, thống kê chỉ ra rằng khoảng 8% mẹ bầu bị thiếu ối, thì khoảng 4% chị em thiếu ối. Những chị em sinh nở muộn sau tuần thứ 42 cũng có nguy cơ cao bị thiếu ối.
Thiếu ối nguy hiểm như thế nào?
Sự nguy hiểm của thiếu ối phụ thuộc vào tuổi thai. Trong 3 tháng đầu thai kì, thiếu ối có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Thiếu ối cũng khiến chức năng phổi không được hoàn thiện.
Trong 3 tháng giữa thai kì, thiếu ối gây suy dinh dưỡng, tăng khả năng sinh non, suy thai. Thiếu ối cũng làm cho ngôi thai ngược, dẫn đến việc sinh nở khó khăn.
Trong 3 tháng cuối thai kì, thiếu ối thường ít ngây nguy hiểm, mẹ bầu nên theo dõi để bổ sung ối hoặc sinh nở theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ ngăn chặn được những biến chứng.
Nhận biết dấu hiệu thiếu ối như thế nào?
Mẹ bầu có thể nhận biết tình trạng thiếu ối qua những dấu hiệu sau:
- Chu vi vòng bụng tăng chậm.
- Thai nhi hoạt động nhiều hơn.
- Gây các cơn co thắt ở thành tử cung.
- Khám thai sẽ phát hiện đỉnh tử cung nhô lên, chu vi vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi thai.
Chỉ sổ bất thường về nước ối
Nguyên nhân gây thiếu ối là gì?
Thiếu ối hình thành do những nguyên nhân sau:
- Do vỡ ối, rỉ ối trước khi sinh: Có nhiều lí do khiến màng ối bị rách, nước ối thoát ra ngoài khiến mẹ bầu bị thiếu ối. Thiếu ối có thể do vỡ ối, rỉ ối, dẫn đến các dấu hiệu ra dịch âm đạo nhiều, rỉ nước... Bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và xử lí sớm.
- Do vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể: Trường hợp này thai nhi thường chậm phát triển, siêu âm thai nhận thấy các hình ảnh không bình thường, có thể phải yêu cầu chọc ối để xét nghiệm.
- Chức năng bánh nhau giảm: Khiến thai nhi chậm phát triển, cạn ối.
- Bất thường đường tiết niệu: Bất thường về thận, thận có nang, suy chức năng thận, tắc nghẽn niệu quản... đều dẫn đến thiếu ối. Tình trạng này có thể phát hiện thông qua siêu âm hoặc làm xét nghiệm máu cuống rốn.
- Bà bầu bị cao huyết áp, bệnh gan, thận, tiền sản giật dẫn đến ảnh hưởng chức năng nhau thai, giảm tái tạo nước ối.
- Do tác dụng phụ của thuốc, như các loại thuốc ức chế men, ức chế Prostaglandin cũng gây thiếu ối.
Bà bầu nên uống nhiều nước để ngăn chặn thiếu ối
Điều trị thiếu ối như thế nào?
Thiếu ối thường được phát hiện qua hình ảnh siêu âm định kì. Tùy vào các trường hợp khác nhau mà bác sĩ có thể truyền dịch vào túi ối, để duy trì lượng nước ối cần thiết.
Thiếu ối cần được xác định nguyên nhân cụ thể để điều trị triệt để, tuy nhiên có một số trường hợp thiếu ối nặng, mẹ bầu bắt buộc phải chấm dứt thai kì.
Khi bị nhận định thiếu ối, mẹ bầu hãy đi thăm khám để nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số biện pháp tăng ối cho bà bầu bạn có thể áp dụng là: uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, ăn uống lành mạnh....
Muốn ngăn ngừa thiếu ối trong thai kì, mẹ bầu cần đảm bảo mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước, bao gồm nước trái cây, nước khoáng để cơ thể khỏe mạnh. Ăn uống lành mạnh, không ăn những thực phẩm hút nước, gây háo nước, kết hợp với chế độ ăn đủ dinh dưỡng cũng khiến giảm nguy cơ thiếu ối.
Thiếu ối rất nghiêm trọng trong thai kì và cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị. Bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...