Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu: Vì sao rất quan trọng?

04:37 Ngày 26/07/2021
Một trong những mũi tiêm phòng quan trọng khi mang thai là tiêm uốn ván. Nhưng rất nhiều mẹ bầu sảy thai nhiều lần, hoặc khó có thai lo ngại về việc tiêm uốn ván. Cụ thể, tiêm uốn ván có lợi gì cho sức khỏe, và có tác dụng phụ gì không? Cùng Khang Mẫu Nhi đi tìm câu trả lời nhé!

Bệnh uốn ván – nguy cơ co giật, tử vong khi sinh nở

Bệnh uốn ván (trước kia được gọi là bệnh phong đòn gánh) gây nên các triệu chứng co giật, căng cứng cơ do nhiễm phải trực khuẩn gây uốn ván Clostridium tetani. Loại trực khuẩn này có khả năng sinh sôi ở khắp nơi, có thể dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể thông qua vết thương hở.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, vi khuẩn uốn ván có khả năng sinh sôi rất mạnh. Ngay cả khi tiệt trùng, đun sôi vẫn có khả năng sinh trưởng mạnh. Vì vậy, hầu như không thể tiêu diệt vi khuẩn uốn ván trong môi trường triệt để.

Ngày nay, khi sinh nở thường phải tiếp xúc với các dụng cụ kĩ thuật nên dù sinh thường hay sinh mổ cũng dẫn đến nguy cơ uốn ván tăng cao. Triệu chứng nhận biết là cơn co cứng cơ, đau đớn ở miệng, mặt, gáy, thân... Uốn ván gây tỉ lệ tử vong cao nhất cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh.

tiem-phong-uon-van-1

Tiêm phòng uốn ván hạn chế biến chứng thai kì

Vì sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Như đã nói, vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập trong lúc sinh nở. Riêng với trẻ sơ sinh, vi khuẩn này có thể lây lan thông qua vị trí cắt dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván sơ sinh. Khi chúng vào cơ thể sẽ tự động sản xuất độc tố tetanospasmin xâm nhập qua đường máu. Loại độc tố này nhanh chóng làm trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, tăng nguy cơ tử vong.

Nếu quá trình mang thai mẹ bầu không tiêm chủng vắc xin sẽ khiến trẻ không nhận được miễn dịch từ cơ thể mẹ. Vắc xin uốn ván giúp tạo kháng thể, tránh lây nhiễm bệnh khi chuyển dạ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván.

Vắc xin uốn ván có tác dụng phụ không? Thực tế, vắc xin này đã được kiểm nghiệm, hoàn toàn an toàn với mẹ và bé nên bạn không nên lo lắng khi tiêm phòng.

Nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?

Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định về việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai như sau:

Nếu bạn chưa từng tiêm phòng trước đó, chưa đủ 3 mũi vắc xin hãy nhớ lịch tiêm như sau:

+ Lần 1: Nên tiêm khi có thai lần đầu.

+ Lần 2: Tiêm sau lần đầu khoảng cách thời gian 1 tháng.

+ Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc thai kì tiếp theo.

+ Lần 4: Tiêm sau lần 3 1 năm hoặc tiêm ở thai kì kế tiếp.

+ Lần 5: Tiêm sau lần 4 1 năm hoặc tiêm ở thai kì tiếp theo.

Nếu bạn đã thực hiện đủ 3 mũi tiêm trước đó, hãy tiêm theo lịch như sau:

+ Lần 1: Tiêm khi có thai lần đầu.

+ Lần 2: Tiêm sau đó 1 tháng.

+ Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Chị em mang thai lần đầu chưa tiêm phòng uốn ván, hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi cơ bản , hoặc không rõ lịch đã tiêm trước đó nên tiêm theo khuyến cáo như sau:

- Lần 1: Tiêm khi thai nhi được trên 20 tuần.

- Lần 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 30 ngày hoặc trước khi sinh 1 tháng.

Hiệu lực của mũi uốn ván duy trì trong khoảng 10 năm. Sau 10 năm, bạn nên tiêm lại 2 mũi uốn ván theo lịch khuyến cáo.

tiem-phong-uon-van-2

Vắc xin uốn ván VAT trên thị trường

Các loại Vắc – xin uốn ván hiện nay?

Hiện nay, Bộ Y tế đang thực hiện tiêm chủng vắc xin VAT và Vắc xin Boostrix cho bà bầu.

Cả hai loại vắc xin đều an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ nên mẹ bầu không nên lo lắng, bất an.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kì: Nên thực hiện khi nào và cần lưu ý điều gì?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý điều gì?

Chị em mang thai không nên tự ý tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mà cần chủ động tiêm chủng đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu sau khi tiêm, mẹ bầu có phản ứng đau tại vị trí tiêm, hơi sốt, dị ứng, đau đầu... không nên quá lo lắng vì vắc xin đang phát huy tác dụng. Hầu hết triệu chứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Bạn không cần phải chườm thuốc hoặc đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Kháng thể uốn ván sẽ phát huy tác dụng sau 2 tuần tiêm. Nếu mẹ bầu có phản ứng danh xanh xao, chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở... cần phải lập tức báo với bác sĩ để can thiệp tránh sốc phản vệ.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về vai trò của uốn ván, các loại uốn ván, lịch tiêm uốn ván theo khuyến cáo của Bộ Y tế dành cho bà bầu. Bạn hãy tuân thủ khuyến cáo để giảm bớt tối đa nguy cơ tai biến khi chuyển dạ.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI