Thai nhi đạp nhiều có nguy hiểm không?
Thai nhi biết đạp từ khi nào?
Mẹ bầu chắc hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng bắt đầu máy thường rơi vào khoảng tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ nhưng do thai còn quá nhỏ nên bạn chưa thể cảm nhận được những chuyển động thai.
Cho đến khoảng tuần thứ 15 – 16 của thai kì, chị em mới có thể cảm nhận rõ những cử động của bé. Nhất là sau tuần thứ 20, chị em sẽ nhận thấy những dấu hiệu hoạt động của thai nhi rõ nhất.
Từ tuần thứ 15 mẹ bầu đã có thể cảm nhận rõ thai máy
Đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là từ tuần 30 – 38 của thai kì, thai nhi sẽ cử động rõ nhất, mẹ bầu có thể đếm được cử động thai để chẩn đoán thai khỏe hay yếu.
Thai nhi đạp nhiều có gây nguy hiểm không?
Thai nhi đạp nhiều có sao không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia, thai nhi đạp nhiều thường là biểu hiện tốt hơn là thai nhi ít vận động. Lí do thai đạp nhiều là do bé trong bụng mẹ cũng cần phải cử động để thoải mái, giúp các cơ quan xương, khớp phát triển. Nếu thai nhi ít hoạt động là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, không nhận đủ oxi và dưỡng chất.
Thông thường, thai nhi đạp nhiều do các nguyên nhân sau:
- Sau khi mẹ bầu ăn no, uống nước lạnh hay ăn đồ quá ngọt cũng khiến thai nhi đạp mạnh mẽ.
- Do mẹ bầu ở nơi có ánh sáng mạnh hay âm thanh lớn: Từ tuần thứ 16 của thai kì, em bé đã có thể cảm nhận được cường độ của âm thanh và ánh sáng. Vì vậy nếu mẹ bầu chiếu đèn hay nghe nhạc cũng khiến thai nhi cử động mạnh hơn.
- Do tư thế nằm của người mẹ: Nếu bạn nằm trong tư thế khiến thai nhi khó chịu cũng khiến thai nhi phản ứng lại.
- Thời điểm ban đêm: Khi không gian yên tĩnh hơn mức bình thường em bé cũng cử động rõ rệt.
Nghe nhạc cũng khiến thai nhi đạp nhiều hơn
Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, thai nhi thường đạp nhiều tuy nhiên mẹ bầu không cần lo lắng. Lí do là bởi tử cung hẹp lại và thai nhi đang lớn dần lên sẽ làm mẹ bầu cảm nhận rõ rệt hơn, hoàn toàn không phải là dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Cách theo dõi thai máy để biết bé đạp nhiều hay ít
Bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kì, em bé sẽ thường xuyên vận động hơn. Khi đi khám thai, mẹ bầu có thể tham khảo cách đếm cử động thai để theo dõi hoạt động thai nhi. Tất cả các cử động như xoay, đá, vươn người… được coi là thai máy, mẹ bầu nên phân biệt với tình trạng thai nhi nấc.
Bạn có thể đếm các cử động thai liên tục trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ đếm được thai nhi chuyển động khoảng 4 lần trở lên thì không cần phải lo lắng. Nếu bé đạp ít hơn 4 lần, hãy thử uống 1 ly nước lạnh hoặc đi lại để xem thai nhi có cử động hay không. Nếu cử động thai hơn 20 lần trong 1 giờ hoặc ít hơn 10 lần trong 4 giờ cần phải đi thăm khám ngay vì có thể em bé đang gặp phải nguy hiểm.
Như vậy, thai nhi cử động nhiều không phải là một dấu hiệu đáng lo lắng. Mẹ bầu cần chú ý đến các biểu hiện khác như: đau lưng, đau bụng kèm theo thai nhi đạp nhanh để đi thăm khám càng sớm càng tốt.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...