Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

04:30 Ngày 30/12/2020
Ước tính 50% chị em bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Bệnh lý này khá phổ biến và có thể dai dẳng suốt cuộc đời nếu không được điều trị đúng cách. Tại sao bà bầu có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao và bệnh lý này có nguy hiểm không hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Vì sao chị em dễ bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là hiện tượng các mạch máu nổi rõ dưới da, màu xanh tím hoặc đỏ. Vị trí thường thấy là ở bắp chân và đùi. Mạch máu có thể nổi to không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, khó chịu, đi lại khó khăn.

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh rất phổ biến. Trong đó, phụ nữ đang mang thai thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch do những nguyên nhân cụ thể dưới đây:

- Chị em bị thay đổi nội tiết tố: Trong thai kì, hàm lượng hormone progesterone sẽ liên tục tăng cao, dẫn đến gây sức ép cho mạch máu làm tăng sưng tĩnh mạch.

- Áp lực lưu thông máu kém: Khi có thai, hệ tuần hoàn của người mẹ phải làm việc nhiều hơn để thúc đẩy luân chuyển máu nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, những vùng có cấu tạo tĩnh mạch phức tạp và nằm xa tim như vùng chi dưới thường có lưu lượng máu rất kém dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Thai nhi chèn ép mạch máu: Khi kích thước thai nhi càng phát triển càng gây sức ép đến thành tĩnh mạch gây giảm lưu thông máu và tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu.

- Do di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có người bị suy giãn tĩnh mạch, hoặc bản thân bạn đã từng đối mặt với bệnh lý này ở kì mang thai trước sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn ở lần mang thai tiếp theo.

- Do một số nguyên nhân khác: Mẹ bầu bị thừa cân béo phì, mang song thai, đa thai, có yếu tố công việc đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ đều gây áp lực lớn đễn tĩnh mạch.

Thống kê cho thấy suy giãn tĩnh mạch chiếm phần đông là nữ giới. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây đau, khó vận động, sinh hoạt nên bạn cần đặc biệt chú ý đến các vết tĩnh mạch nổi dưới chân để đi khám kịp thời.

suy-gian-tinh-mach-chan-khi-mang-thai-1

Chị em dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm không?

Bạn đang lo lắng không biết suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không? Về cơ bản, mẹ bầu sẽ cảm thấy bất tiện, mất thẩm mỹ, thậm chí đau mỏi, khó cử động chân, dễ bị chuột rút gây đau, mất ngủ… Bệnh cũng có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn đến hoại tử vùng tĩnh mạch, lở loét, thậm chí nếu cục máu đông di chuyển trong lòng tĩnh mạch còn có thể gây tử vong đột ngột rất nguy hiểm.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây mẹ bầu cần khẩn trương đi khám để tránh nguy hiểm:

- Sưng phù, đau nhức chân, biến đổi màu sắc da chân.

- Sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

- Lở loét nghiêm trọng, có dấu hiệu hoại tử chân.

Các bác sĩ cũng cho rằng suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu thường rất dễ bị nhầm lẫn với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Nhất là với những chị em bị rối loạn đông máu càng cần phải cẩn trọng bởi nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tốt nhất nếu nhận thấy dấu hiệu đau tức vùng bắp chân bạn nên sớm đi khám để được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Xem thêm: Bí quyết giảm chuột rút cho mẹ bầu mang thai tháng cuối

3. Điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

Khi mang thai bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ chủ yếu khuyên bạn nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Việc điều trị theo nội khoa, dùng thuốc hay phẫu thuật thường áp dụng sau khi sinh xong nếu bệnh không quá nghiêm trọng.

suy-gian-tinh-mach-chan-khi-mang-thai-2

Đeo tất chân thúc đẩy lưu thông máu

Bạn có thể làm theo một số tư vấn của bác sĩ như sau:

- Đeo tất chân chuyên dụng hàng ngày để tránh đau mỏi các bắp chân và thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.

- Tuyệt đối không sử dụng các loại giày cao gót, nên thay thế bằng giày đế mềm để không gây áp lực cho thành tĩnh mạch.

- Không đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài. Bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu di chuyển tốt.

- Khi ngồi và ngủ nên gác chân lên cao sẽ giảm đau và ngăn ngừa chuột rút.

- Nằm nghiêng về bên trái để tốt cho hệ tim mạch và tuần hoàn.

- Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh.

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt của chân để kịp thời đi thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI