Rối loạn tiêu hóa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhận biết rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Đây là tình trạng hệ tiêu hóa của bạn đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn dẫn đến đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.
Rối loạn tiêu hóa mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu rất khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt và luôn trong tâm lý lo lắng. Một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp là: chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, đau bụng âm ỉ, tiêu chảy, táo bón… Đây đều là những triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu.
Hầu hết các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa đều thường ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này duy trì trong thời gian dài và kèm theo các dấu hiệu dưới đây bạn cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh gây hại cho thai nhi:
- Đi ngoài ra máu.
- Táo bón nặng trên 2 tuần.
- Đi ngoài có lẫn chất nhầy.
- Sụt cân và đi ngoài nhiều khi mang thai.
- Tiêu chảy cấp.
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi
2. Vô vàn nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Chị em bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai thường do các nguyên nhân sau:
- Do nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai hàm lượng progesterone tăng cao sẽ khiến nhu động ruột giảm, thức ăn tiêu hóa chậm làm tăng nguy cơ táo bón. Hàm lượng này còn là thủ phạm khiến các van nối giữa thực quản và dạ dày bị lỏng lẻo dẫn đến tình trạng ăn không tiêu, ợ hơi, ợ nóng.
- Do sự chèn ép của tử cung: Càng vào những tháng cuối thai kì, kích thước tử cung càng lớn sẽ chèn ép đến ruột già, ruột non, dạ dày khiến tình trạng ăn không tiêu và táo bón trở nên trầm trọng hơn.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Viên uống bổ sung sắt, canxi và các vitamin tổng hợp khác cũng là nguyên nhân gây táo bón.
- Do thực phẩm không đảm bảo: Nội tiết thay đổi khiến cơ thể mẹ bầu nhạy cảm với đồ ăn, vì vậy nếu bạn ăn các đồ tươi sống, nấu chưa chín kĩ, thức ăn lạ… đều có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy.
- Do chế độ ăn uống không phù hợp: Nếu bạn ăn quá nhiều chất đạm mà không bổ sung chất xơ từ rau củ quả… đều khiến bụng bị đầy hơi, khó chịu.
3. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa thông thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng, ăn uống kém, mệt mỏi… Điều này về lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn dẫn đến đe dọa thai sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu ăn uống kém có thể khiến cơ thể suy nhược, thai nhi bị suy dinh dưỡng. Nếu đau bụng đi ngoài kéo dài còn có thể dẫn đến động thai, dọa sảy thai rất nguy hiểm.
4. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai phải làm thế nào?
Rối loạn tiêu hóa không thể tự ý dùng các loại thuốc nếu không hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu có thể tham khảo những bí quyết dưới đây để hạn chế rối loạn tiêu hóa kéo dài:
- Nếu mẹ bầu bị táo bón, hãy chú ý:
+ Tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, khoai tây, trái cây tươi, bưởi, cam, rau củ quả để sản sinh vi khuẩn đường ruột.
+ Uống ít nhất 3 – 4 lít nước khi mang thai.
+ Không dùng các chất kích thích, café, thuốc lá.
+ Tăng cường ăn sữa chua, salad rau củ quả.
Tăng cường chất xơ để giảm táo bón khi mang thai
- Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy, cần chú ý:
+ Uống nhiều nước, bổ sung nước ép trái cây, cam quýt để tăng điện giải.
+ Ăn các thực phẩm dễ tiêu như khoai tây, cà rốt, bánh mì, chuối, bơ.
+ Áp dụng bài thuốc dân gian: Dùng 20g búp ổi, 8g củ riềng, 16g củ sả đem thái nhỏ nấu nước uống.
Xem thêm: Bà bầu bị ho khi mang thai: Tuyệt đối không thể coi thường
- Nếu mẹ bầu bị ợ hơi, chướng bụng:
+ Không an các đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo.
+ Chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày.
+ Ăn chậm nhai kĩ.
+ Áp dụng bài thuốc dân gian: Uống trà gừng, ăn tỏi nướng để giảm khó chịu ở bụng.
Nếu bạn đã áp dụng các cách trên mà vẫn không khỏi rối loạn tiêu hóa hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết về rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Mong rằng mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức để thai kì khỏe mạnh.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...