Giải đáp thắc mắc: Bị ngã khi mang thai phải làm gì?

04:27 Ngày 18/01/2021
9 tháng mang thai chị em có thể tăng khoảng 10 – 20kg trọng lượng cơ thể. Điều này khiến mẹ bầu đi lại rất khó khăn và dễ bị té ngã. Nếu không cẩn thận bị ngã, mẹ bầu phải làm thế nào để bảo vệ thai nhi? Dưới đây là những bí quyết xử lí nhanh chóng thai phụ nào cũng nên biết để có 9 tháng mang thai khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần hiểu đúng về  bị ngã khi mang thai

Đúng là nếu bị ngã khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Nhưng những quan điểm cho rằng ngã khiến thai nhi có thể bị ảnh hưởng thần kinh, học kém, sức khỏe yếu sau khi chào đời là hoàn toàn không đúng. Hiện nay chưa có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra hệ quả của việc té ngã khi mang thai có thể gây nên những khuyết tật thể chất và tinh thần của thai nhi.

Vậy bị ngã khi mang thai có nguy hiểm không? Sự thật là ngã có thể gây nên tình trạng động thai, dọa sảy thai nhưng chưa hẳn “giết chết thai nhi”. Sau khi bị ngã bạn nên đi thăm khám để phát hiện sớm các dấu hiệu tụ dịch dưới màng nuôi, dọa sảy thai và can thiệp sớm có thể giữ thai khỏe mạnh.

Rất nhiều mẹ bầu cho rằng bị ngã khi mang thai có thể khiến bạn không thể sinh con tự nhiên. Sự thật thì bạn vẫn có cơ hội sinh thường, trừ khi cú ngã có thể tác động đến hình thái của em bé hoặc bạn bị chấn thương vùng xương chậu, tử cung không lọt mới phải sinh mổ.

Nếu ngã úp bụng xuống mới phải lo lắng? Thực tế không phải như vậy. Bạn cần chú ý đến lực tác động của cú ngã. Đúng là ngã sấp bụng làm rủi ro đến với thai nhi nhưng ngay cả ngã chạm mông xuống đất nếu lực mạnh vẫn khiến em bé gặp nguy hiểm.

Điều quan trọng nhất sau khi vấp ngã là bạn phải theo dõi những dấu hiệu của bản thân, nếu phát hiện thấy các triệu chứng đau bụng, ra máu cần phải đến bệnh viện để được thăm khám cẩn thận. Ngay cả những cú ngã tưởng như không đáng lo ngại cũng có thể khiến con của bạn gặp nguy hiểm.

bi-nga-khi-mang-thai-1

Mẹ bầu nên cẩn trọng tránh bị ngã khi mang thai

Mẹ bầu rất dễ bị té ngã khi mang thai là do đâu?

Chị em khi mang thai rất dễ bị tẽ ngã do những yếu tố dưới đây:

- Do trọng lượng cơ thể gia tăng:

Một những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị ngã là do việc tăng cân nhanh chóng dẫn đến mất cân bằng cơ thể. Bạn nên thay thế giày cao gót bằng các loại giày đế mềm, luyện tập Yoga thường xuyên để cơ thể dẻo dai và chú ý đi lại nhẹ nhàng để giảm nguy cơ bị ngã.

- Do các khớp dây chẳng ở xương chậu bị giãn nở:

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tự động sản sinh hormone làm giãn các khớp và dây chằng nhanh chóng. Nhất là với những mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3, hormone này sẽ tăng liên tục để khớp xương giãn nở chuẩn bị cho quá trình sinh con. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn rất dễ bị ngã do xương khớp lỏng lẻo.

- Do lượng đường huyết và huyết áp tác động:

Nếu thai phụ đột ngột bị hạ đường huyết và huyết áp sẽ khiến mẹ bầu đột ngột bị chóng mặt, hoa mắt dẫn đến ngã, thậm chí ngất xỉu.

Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa khi mang thai có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không?

Khi nào nên đến gặp bác sĩ sau khi té ngã?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi nằm trong môi trường túi ối, lượng nước ối sẽ bảo vệ thai giúp hạn chế tối đa sự nguy hiểm khi có ngoại lực tác động. Khi bị ngã, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau cần phải lập tức tới bệnh viện để kiểm tra:

- Nhận thấy chảy máu ở gần vùng bụng hoặc âm đạo.

- Thấy đau đớn ở vùng bị ngã, bụng và lưng.

- Phát hiện rỉ ối sau khi té ngã.

- Thấy thai nhi không có cử động hoặc cử động rất ít.

Khi bạn nhận thấy các triệu chứng trên cần phải đi khám để thực hiện các xét nghiệm sau:

- Siêu âm chẩn đoán tình trạng của thai nhi.

- Chụp X-quang để kiểm tra xương có bị gãy hay không

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Xét nghiệm máu.

Té ngã có thể gây động thai, dọa sảy thai rất nguy hiểm. Vì vậy mẹ bầu nên chủ động hiểu rõ cơ thể của bản thân, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có biện pháp kịp thời.  

Mách bạn một số mẹo nhỏ giúp ngăn chặn té ngã khi mang thai

Để hạn chế tối đa bị ngã khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý một vài điều như sau:

- Cẩn trọng khi leo cầu thang bộ, bạn nên vịn vào thành cầu thang và đi nhẹ nhàng.

- Dùng giày thể thao, giày đế mềm thay cho các loại giày cao gót.

- Không mang vác các vật nặng.

- Có thể nhờ sự trợ giúp của người thân nếu di chuyển ở các bề mặt trơn trượt, gồ ghề.

- Nếu cảm thấy đau hông, đau vùng xương chậu nên nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Nên hạn chế đi lại ở các bề mặt trơn trượt.

- Thường xuyên theo dõi đường huyết và huyết áp, tránh tăng cân quá nhanh trong thai kì.

- Ăn uống các thực phẩm cung cấp vitamin, hoa quả, rau xanh, canxi, sắt… không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo để kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết tốt nhất.

Khang mẫu nhi - Ngăn ngừa nỗi lo động thai

bi-nga-khi-mang-thai-2

Khang mẫu nhi đẩy lùi nỗi lo động thai, dọa sảy thai

Bị ngã khi mang thai rất khó để có các biện pháp phòng tránh cụ thể. Ngoài việc thăm khám, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế từ bài thuốc an thai thánh dược “Thái sơn bàn thạch thang” nổi tiếng để ngăn chặn động thai, dọa sảy thai.

Khang mẫu nhi được chiết xuất 100% từ những dược liệu giúp tăng cường bổ máu, tác động vào can, thận, tỳ kiện giúp mẹ bầu ăn ngủ ngon, ngăn chặn ra máu, động thai.

Bộ Y tế đã kiểm duyệt sản phẩm đạt chất lượng GMP và an toàn tuyệt đối với phụ nữ mang thai nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Ngoài việc dùng Khang mẫu nhi hàng ngày, bạn nên kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống và thăm khám để đạt kết quả tốt nhất.    

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI