Đừng bỏ qua 8 lưu ý quan trọng khi mang thai tháng thứ 4
Biểu hiện nào cho thấy thai nhi khỏe mạnh trong tháng thứ 4 của thai kì?
Mang thai tháng thứ 4 được đánh dấu bằng tuần thai thứ 14 trở đi. Lúc này thai nhi trong bụng đã có nhiều phát triển, từ cân nặng có thể đạt tới 50gr, và tăng nhanh chóng lên khoảng 150gr trong tháng cuối thai kì. Chiều dài của thai cũng tăng lên đạt khoảng 14cm. Kích thước thai nhi lúc này có thể tương đương với 1 quả bơ.
Tuần thứ 14 thông qua hình ảnh siêu âm có thể phát hiện được bàn tay, bàn chân, cánh tay, cơ bắp và hệ thần kinh của thai nhi. Lúc này, thai nhi đã có hệ da và lớp lông tơ trên bề mặt tương đối hoàn chỉnh. Em bé của bạn đã có thể mút tay, hoặc che mặt khi tiếp cận với ánh sáng.
Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ hơn về những cú đạp hay xoay người của bé yêu. Việc tăng kích thước thai nhanh chóng cũng khiến tử cung nở rộng, bụng mẹ to lên, nặng nề hơn.
Mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do tim phải hoạt động liên tục để bơm máu nuôi thai. Mẹ bầu cũng bước qua giai đoạn ốm nghén nên sẽ ăn uống tốt hơn để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé yêu.
Kích thước thai nhi tương đương với 1 quả bơ
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 4
Bác sĩ sản khoa cảnh báo những dấu hiệu “lạ” mẹ bầu cần cẩn trọng và thăm khám sớm trong tháng thứ 4 của thai kì như:
- Hiện tượng nôn nghén không giảm: Hầu hết mẹ bầu đều đã giảm bớt nôn, buồn nôn trong tháng thứ 4 của thai kì. Nhưng nếu bạn thấy nôn nghén không giảm mà còn tăng thì đây là bất thường cần phải được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ. Nôn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu ăn uống kém, cơ thể suy nhược... rất nguy hiểm.
- Ra dịch khí hư nhiều: Đây có thể là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Khí hư của bạn có màu sắc lạ, màu trắng đục, vàng, xanh hoặc lẫn máu, có mùi... đều là biểu hiện nguy hiểm cần phải được tư vấn.
Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kì: Cần thực hiện khi nào?
8 điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tháng thứ 4
1. Đau bụng dưới thai kì
Đau bụng dưới khi có thai tháng thứ 4 hầu hết đều do kích thước của thai nhi tăng nhanh dẫn đến chèn ép lên khung chậu và vùng bụng của mẹ, dẫn đến những cơn co thắt bụng dưới.
Nếu bạn thấy biểu hiện đau bụng nhiều, đau kèm theo ra máu, đau buốt lưng, đi tiểu buốt, nước tiểu hôi... nên đi thăm khám sớm.
2. Biểu hiện bụng căng cứng
Bụng căng cứng cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng ngại nếu thai nhi lớn dần, chèn ép tới hố chậu. Tuy nhiên, bụng căng nhiều, khó chịu khiến mẹ bầu không thể chịu đựng được cần phải tới gặp bác sĩ để theo dõi, tránh các nguyên nhân do nước ối hoặc viêm nhiễm phụ khoa gây nên.
3. Mang thai tháng thứ 4 có thể cảm nhận thai nhi đạp không?
Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc điều này. Thực tế, bé đã có nhiều cử động đầu tiên, nhưng phải đến sau tuần thứ 20 của thai kì bạn mới cảm nhận rõ nét nhất những hoạt động của con.
Từ tuần 20 mẹ bầu có thể cảm nhận thấy hoạt động của thai
4. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu mang thai tháng thứ 4
Tháng thứ 4 bụng mẹ bầu vẫn chưa tăng quá nhiều kích thước nên bạn có thể ngủ ngon trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái được coi là tốt nhất cho thai nhi, giúp máu huyết lưu thông đến thai tốt hơn.
Mẹ bầu không nên nằm sấp hoặc nằm ngửa có thể gây ảnh hưởng đến thai. Để có tư thế ngủ ngon, mẹ bầu có thể sử dụng gối riêng biệt dành riêng cho bà bầu, kết hợp với kê cao chân khi ngủ để điều hòa hệ tuần hoàn.
5. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4
Lời khuyên là bà bầu nên tăng cường bổ sung canxi, sắt, vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 20 – 30mg sắt mỗi ngày để bồi bổ máu huyết kết hợp với khoảng 1000mg canxi cho xương chắc khỏe.
Ngoài ra, về chế độ ăn uống nên tăng cường các thực phẩm rau xanh, chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại Omega 3 – 6 – 9 có trong cá, các loại hạt, quả đều nên tăng cường ăn mỗi ngày.
Mẹ bầu nên chú ý ăn chín uống sôi, không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn để đảm bảo sức khỏe.
Đa dạng nguồn thực phẩm giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ
6. Một số thực phẩm nên tránh khi mang thai tháng thứ 4
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh sử dụng nhiều khi mang thai là đồ chiên rán, đồ ăn uống có chứa chất kích thích như trà, café, thức uống có cồn, thực phẩm ngọt, đồ tái, sống, nước ngọt có ga, chất kích thích, thuốc lá... Đây đều là những thực phẩm có khả năng gây hại đến thai nhi.
7. Mang thai tháng thứ 4 cần kiêng kị điều gì?
Mẹ bầu không nên đi giày cao gót khi mang thai để giảm nguy cơ té ngã, động thai, dọa sảy. Mẹ bầu cũng không nên bê vác các vật nặng, không nên sử dụng các loại hóa chất như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, sơn nhà... rất có hại cho thai kì.
Đặc biệt, mẹ bầu cũng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc không theo đơn của bác sĩ bởi có rất nhiều thuốc làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu cũng lưu ý giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng thái quá, cáu gắt, bất an đều không tốt cho em bé của bạn.
8. Thai giáo cho bà bầu 4 tháng sao cho tốt?
Thai nhi lúc này đã có thể phân biệt được các loại âm thanh, vì vậy mẹ bầu nên trò chuyện với con, cho con đọc sách và nghe nhạc nhiều hơn mỗi ngày để kết nối tình cảm và làm tăng phát triển trí não, giúp trẻ thông minh từ trong bụng mẹ.
Trên đây là tổng hợp những điều mẹ bầu cần chú ý trong thai kì thứ 4. Nếu mẹ bầu gặp phải những vấn đề đau bụng, đau lưng, mệt mỏi nhiều trong giai đoạn này, hãy liên hệ với Khang Mẫu Nhi qua hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...