Dinh dưỡng khi mang thai: 6 dưỡng nhóm chất không thể không bổ sung
1. Sắt
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu
Sắt là hoạt chất không thể thiếu trong quá trình mang thai. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cần bổ sung 60mg sắt mỗi ngày. Việc bổ sung sắt cần kéo dài từ khi mang thai cho đến sau khi sinh khoảng 1 tháng.
Người mẹ thiếu sắt sẽ khiến thiếu máu, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, băng huyết, nhiễm khuẩn sau sinh. Thiếu sắt cũng là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân, trí tuệ kém phát triển… Do vậy bạn nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt như: thịt, cá, trứng, gan, tiết, nghêu, sò, ngũ cốc và các loại rau xanh. Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin C để tăng hấp thụ sắt nhanh nhất.
2. Canxi
Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Canxi giúp xương của thai nhi phát triển. Bổ sung đầy đủ canxi cũng giúp mẹ bầu hạn chế đau lưng khi mang thai. Mỗi ngày chị em cần bổ sung khoảng 800mg- 1000mg canxi, nhất là cuối thai kì có thể tăng lên 1500mg. Việc bổ sung này cần kéo dài đến hết thời gian cho con bú để giúp trẻ cao lớn.
Nếu người mẹ không đủ canxi sẽ khiến thai nhi bắt buộc phải lấy dinh dưỡng từ cơ thể của mẹ, khiến mẹ dễ bị đau nhức xương trong thai kì. Trẻ không nhận đủ canxi cũng dễ bị còi xương.
Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá... và tốt nhất nên dùng viên uống canxi trong thời gian mang thai.
3. Acid Folic
Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu
Acid Folic cần bổ sung 3 tháng trước khi mang thai để tránh nguy cơ dị tật thai nhi. Khi mang bầu, cơ thể mẹ thiếu acid folic dẫn đến trẻ bị thiếu cân, dễ bị khuyết tật ống thần kinh.
Theo các bác sĩ, bạn nên bổ sung khoảng 300-400mcg/ ngày. Một số thực phẩm giàu acid folic như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt... Tốt nhất bạn cũng nên dùng viên uống tăng cường acid folic.
4. Kẽm
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm khi mang thai
Lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mẹ bầu là 15mg/ ngày. Bà bầu mang thai thiếu kẽm sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non… Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống viên bổ sung kẽm trong thai kì.
Xem thêm: Bí quyết siêu hiệu quả cho mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai tháng cuối
5. Iod
Ido hạn chế sảy thai bất thường
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chị em nên cung cấp khoảng 175 đến 200mcg iod trong thai kì. Thiếu iod cũng là nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên, sinh non, thai chết lưu, tổn thương não bộ của thai nhi, khuyết tật câm, điếc, liệt tay chân bẩm sinh ở trẻ.
Nguồn cung cấp iod nhiều nhất là từ cá biển, sò, rong biển.... Bạn cũng nên chú ý sử dụng các loại muối có hàm lượng iod cao.
6. Nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể
- Vitamin A:
Thiếu vitamin A sẽ khiến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thai nhi, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ và mẹ. Phụ nữ mang thai có nhu cầu hấp thụ vitamin A rất lớn, khoảng 600mcg/ngày. Vì vậy bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm như: trứng, gan, sữa, rau xanh, rau củ quả màu đỏ. Tuyệt đối không nên tự ý bổ sung viên uống vitamin A vì thừa vitamin A cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Tăng cường vitamin A cho bà bầu
- Vitamin D:
Vitamin D rất cần thiết giúp tăng hấp thụ canxi, photpho cho cơ thể. Bà bầu cần khoảng 800UI/ ngày. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ bị còi xương từ trong thai kì. Mẹ bầu nên tích cực tắm nắng, bổ sung cá, bơ, trứng, sữa hoặc viên uống vitamin D phù hợp.
- Vitamin B1:
Vitamin B1 rất cần thiết cho thai phụ, nhất là những tháng cuối thai kì để tránh bị tê phù chân và ngăn ngừa tiểu đường thai kì. Bạn sẽ cần khoảng 1,1mg/ ngày. Hãy tăng cường bổ sung các loại gạo, các loại đậu đỗ trong bữa ăn để giảm nguy cơ thiếu vitamin B1.
- Vitamin C:
Vitamin C có vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu thai kì. Bạn sẽ cần khoảng 80mg/ngày khi mang thai và 100mg/ ngày khi cho con bú. Vitamin C có rất nhiều trong các loại quả họ cam, quýt, rau xanh…
Khang mẫu nhi – Đồng hành cùng thai kì khỏe mạnh
Mong muốn có thai kì khỏe mạnh là điều mẹ bầu nào cũng ao ước. Tuy nhiên thống kê cho thấy 90% mẹ bầu phải đối mặt với các triệu chứng ra nhiều khí hư bất thường khi mang thai, đau lưng, đau bụng âm ỉ trong thai kì. Ngoài ra khoảng 40% chị em cũng gặp các vấn đề nguy hiểm đến thai nhi như: động thai, dọa sảy thai, tụ máu màng nuôi khi mang thai... Hiểu được nỗi lo của mẹ bầu, sản phẩm Khang mẫu nhi ra đời với chiết xuất 100% từ dược liệu tự nhiên đem lại công dụng an thai, dưỡng thai hiệu quả cho mẹ bầu.
Sản phẩm hỗ trợ an thai từ thảo dược tự nhiên
Khang mẫu nhi được lấy nguyên mẫu từ bài thuốc Thái sơn thạch bàn thang - bài thuốc an thai số 1 trong Y học cổ truyền. Sản phẩm còn gia giảm thêm các nhóm thảo dược với công dụng cụ thể như sau:
- Nhóm dược liệu tăng cường bồi bổ máu huyết, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kì: Đảng sâm, Hoa hòe, Đỗ trọng.
- Nhóm thảo dược an thai cực tốt như: Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân...
Khang mẫu nhi có tác dụng an thai an toàn với mẹ bầu. Sản phẩm được cấp giấy phép của Bộ Y tế, hỗ trợ thai kì khỏe mạnh cho bà bầu.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...