Điểm danh 8 rắc rối 90% mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kì
1. Đau bụng dưới và háng
Đây là triệu chứng 90% chị em khi mang bầu 3 tháng giữa đều gặp phải. Bạn có thể nhận thấy những cơn đau tức nhiều hơn khi đứng hoặc ngồi lâu. Lí do là bởi thai nhi đang phát triển nhanh về trọng lượng, tử cung to lên khiến bạn cảm thấy ê tức bụng và lưng nhiều hơn.
Bạn nên xây dựng kế hoạch làm việc hợp lí, tập thể dục phù hợp với sức khỏe để cải thiện tình hình. Nếu cơn đau khiến bạn rất khó chịu và kèm theo chảy máu, đau lưng dữ dội cần lập tức tới bệnh viện để thăm khám, tránh nguy hiểm.
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế đau tức bụng
2. Tình trạng táo bón
Bạn có thể bị táo bón do bắt đầu bổ sung canxi và sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc thai nhi lớn lên chèn ép vào hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Để hạn chế những khó chịu, cách tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm nhiều chất xơ như khoai lang, khoai tây, rau xanh, hoa quả… Trong chế độ ăn bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng giúp hạn chế táo bón.
3. Đau ngực
Bạn có thể nhận thấy tình trạng đau ngực ngay từ những tuần đầu của thai kì. Nhưng đến tam cá nguyệt thứ 2, ngực của bạn có thể sẽ đau nhiều hơn do các tuyến sữa phát triển mạnh để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa cho bé.
Bạn chỉ có thể lựa chọn loại áo lót rộng rãi phù hợp với kích thước ngực, không nên massage hay làm bất cứ điều gì khác đến vùng ngực vì chúng có thể gây kích thích tử cung đấy!
4. Rạn da
Nhiều chị em đến những tuần cuối của thai kì mới xuất hiện rạn da. Tuy nhiên với những mẹ bầu sẵn cơ địa dễ bị rạn, tăng cân nhanh khó kiểm soát thì thời điểm này đã nhận thấy rạn da ở vùng đùi, mông, ngực, bụng…
Bạn nên dưỡng ẩm cho da đàn hồi tốt, uống nhiều nước và tham khảo các chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng cho con mà không gây tăng cân quá nhanh để hạn chế rạn và ngứa da.
Bôi kem dưỡng ẩm hạn chế rạn da cho mẹ bầu
5. Mệt mỏi
Mặc dù những cơn ốm nghén đã giảm thiểu rất nhiều nhưng bạn vẫn rất mệt mỏi do cơ thể đang thay đổi mỗi ngày. Bạn có thể bị đau lưng, tức bụng, khó ngủ do thai nhi đang phát triển.
Cách tốt nhất là bạn nên xây dựng chế độ làm việc phù hợp, nghỉ ngơi nhiều hơn, kết hợp với ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tập Yoga… để cơ thể thư giãn, tránh xa stress, căng thẳng.
6. Khó thở
Không ít mẹ bầu cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong lúc ngủ. Chị em có thể bị tim đạp nhanh, chân tay run rẩy đột ngột kèm theo thở gấp. Nghiên cứu cho rằng hormone progesterone tăng lên trong quá trình mang thai sẽ kích thích phổi làm việc gấp gáp hơn. Đây là hiện tượng bình thường và mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bạn hãy bình tĩnh hít thở sâu, kê cao gối khi ngủ, nằm nghiêng sang trái để tốt cho hệ tuần hoàn tim sẽ cải thiện tình trạng này tốt hơn.
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Khi đi thăm khám thai bạn nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm bệnh lý này.
Mẹ bầu có thể nhận biết bệnh lý này nhờ các dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, đau rát vùng kín… Ngoài việc ăn uống khoa học, tăng cường uống nhiều nước bạn cần phải đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể nguy hiểm đến thai nhi
8. Cảm thấy vụng về
Ở tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu bụng đã khá to nên rất dễ vấp, ngã. Bạn còn có thể đột ngột cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, dễ ngã. Vì vậy cách tốt nhất là nên đi giày thấp để dễ đi lại, ăn mặc thoải mái, cẩn thận khi leo cầu thang, đi sàn trơn trượt…
Khang mẫu nhi – Niềm vui dành cho các mẹ bầu
Từ ngàn đời nay, bài thuốc “Thái sơn thạch bàn thang” đã được ứng dụng trong Y học cổ truyền giúp tăng cường bồi bổ khí huyết, dưỡng thai cho mẹ bầu. Sản phẩm Khang mẫu nhi được ra đời dựa trên nghiên cứu cụ thể về bài thuốc cổ này kết hợp với các thảo dược tự nhiên khác giúp hỗ trợ an thai cho chị em.
Khang mẫu nhi đồng hành cùng sức khỏe mẹ bầu
Thành phần của Khang mẫu nhi bao gồm:
- Hoàng cầm, Bạch truật: Thánh dược an thai, giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ra máu khi mang thai.
- Đương quy, Đảng sâm, Đỗ trọng, Hoa hòe: Giúp bồi bổ máu huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm nhanh các triệu chứng thiếu máu thai kì, chóng mặt, mệt mỏi do tuần hoàn máu kém khi mang thai.
- Sa nhân, Củ gai, Tục đoạn: Những thảo dược hàng đầu giúp dưỡng thai, an thai, ngăn ngừa động thai, dọa sảy.
Ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bạn nên kết hợp dùng Khang mẫu nhi mỗi ngày để hỗ trợ thai kì khỏe mạnh. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, an toàn tuyệt đối với người dùng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...