Đau bụng trên rốn khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau bụng trên rối không nguy hiểm khi nào?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi:
- Do áp lực tử cung tăng: Khi thai nhi phát triển sẽ khiến tử cung bị dồn nén dẫn đến tạo áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến đau bụng quanh rốn. Tình trạng này thường diễn ra chủ yếu ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.
- Đau do da và phần cơ bụng căng lên: Thai nhi càng to tử cung sẽ càng căng lên khiến phần da và cơ bụng phải căng hết mức. Điều này dẫn đến mẹ bầu thường bị đau xung quanh vùng da bụng.
- Thoát vị rốn: Đây là bệnh lý chủ yếu gặp ở trẻ em. Mặc dù vậy, chị em mang thai cũng có thể bị thoát vị rốn do tăng áp lực ổ bụng. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh xong, nhưng một số trường hợp phải làm tiểu phẫu.
Hình ảnh thoát vị rốn khi mang thai
Tuy nhiên, đau bụng quanh rốn cũng là biểu hiện của bệnh lý về tiêu hóa như: thủng dạ dày, đau dạ dày, viêm tụy, viêm đại tràng… nên mẹ bầu không thể coi thường.
Đau bụng trên rốn khi mang thai có nguy hiểm không?
Dưới đây là một số vấn đề về tiêu hóa khiến mẹ bầu bị đau bụng trên rốn cần phải được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt:
- Dư thừa acid trong dạ dày:
Chị em bị dư thừa acid trong dạ dày sẽ có biểu hiện đau đớn vùng thượng vị, thường xuyên ợ chua, nôn ra mật vàng, ăn uống kém, khó tiêu. Ngoài ra, chị em còn thấy nóng rát vùng cổ họng, ngực khó chịu khiến cơ thể buồn nôn và nôn nhiều.
Nguyên nhân gây nhiều acid trong dạ dày có thể do mẹ bầu sử dụng nhiều thực phẩm, hoa quả có nhiều axit, chế độ ăn uống không phù hợp dẫn đến ruột kích thích, gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Bệnh lý về dạ dày:
Chị em bị bệnh dạ dày thường có biểu hiện nóng rát vùng ngực và thượng vị, tăng cảm giác buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi sau khi ăn, bụng căng tức khó chịu, đau rát họng, thở khò khè, thậm chí ho lâu ngày không khỏi.
Mốt số bệnh lý thường gặp ở dạ dày gây đau bụng như: trào ngược dạ dày, đau thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Nếu bạn không điều trị sớm sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận dinh dưỡng của thai nhi.
Đau dạ dày khi mang thai cần được điều trị sớm
- Bệnh về tuyến tụy:
Chị em mắc bệnh về tuyến tụy khi mang thai sẽ có biểu hiện: đau quặn bụng hoặc đau nhói trên rốn kèm theo chảy máu âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của viêm tụy cấp tính, ung thư đầu tụy.
- Bệnh viêm đại tràng:
Mắc viêm đại tràng chị em sẽ nhận thấy tình trạng đau bụng, chướng bụng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần, người mệt mỏi, sút cân, khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng, sốt... Bệnh có thể dẫn đến sinh non, bé nhẹ cân do không hấp thu được dinh dưỡng.
- Nhiễm trùng đường ruột:
Mẹ bầu ngoài biểu hiện đau bụng trên rốn còn thấy tiêu chảy, nôn, sốt, thân nhiệt thấp, người mệt mỏi, chán ăn, phân mùi tanh… có thể do vi khuẩn xâm nhập đường ruột. Tình trạng này không chỉ khiến mẹ yếu ớt, sức đề kháng kém mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
- Tiền sản giật:
Mẹ bầu bị tiền sản giật sẽ có dấu hiệu đau bụng trên rốn vào thời điểm thai ở tuần thứ 20 trở đi, huyết áp cao, protein nước tiểu nhiều, phù nề ở chân hoặc toàn thân kèm theo các triệu chứng thiếu máu, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, đau vùng chẩm, người lờ đờ, hoa mắt, chóng mặt, mắt nhìn kém… Tiền sản giật có thể gây hôn mê, sinh non, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con nên cần lập tức đi thăm khám để được điều trị sớm.
- Thủng dạ dày:
Những thai phụ có tiền sử bị bệnh dạ dày kèm theo biểu hiện đau vùng thượng vị, đau xung quanh rốn như cảm giác có vật sắc nhọn trong bụng, cơn đau gia tăng khi đứng hoặc ngồi, người lạnh, da xanh tái, toát mồ hôi, choáng váng… có thể Thủng dạ dày là bệnh lý xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị đâm thủng dạ dày trước đó. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai: 9 điều bạn cần biết
Làm thế nào khi bị đau bụng trên rốn khi mang thai?
Khi gặp phải tình trạng đau bụng trên rốn khi mang thai mẹ bầu cần lập tức tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng cần chú ý:
- Có thể sử dụng biện pháp giảm đau bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không mặc đồ bó sát vào bụng để giảm bớt cơn đau.
- Có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày để không bị đầy bụng, tăng cường các loại thức ăn lỏng, bổ sung chất xơ, rau xanh để tốt cho hệ tiêu hóa.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ ăn sẵn.
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
- Không lo lắng quá mức.
- Không quan hệ vợ chồng khi bị đau bụng trên rốn.
Đau bụng trên rốn khi mang thai có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. Mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...