Bụng căng cứng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Bụng căng cứng trong tam cá nguyệt thứ 2 là do đâu?
Chị em có thể cảm nhận thấy bụng căng trướng trong bất kì giai đoạn nào của thai kì, nhưng phần đông phải đối mặt vào tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Nếu bạn đang mang thai tháng thứ 4, 5 và thấy bụng rất khó chịu có thể do những yếu tố dưới đây:
- Do kích thước tử cung lớn dần:
Ở 3 tháng đầu mang thai, do thai nhi còn nhỏ nên hầu như mẹ bầu không cảm nhận được cơn căng cứng bụng. Khi thai nhi lớn hơn, sự chuyển động trong bụng mẹ rõ rệt hơn, tử cung bắt buộc phải tăng nhiều về kích thước để em bé có không gian phát triển. Lúc này tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang, trực tràng tạo nên cảm giác căng cứng thành bụng.
- Do thai nhi phát triển:
Khi thai nhi lớn nhanh về kích thước cũng khiến mẹ bầu bị căng cứng bụng. Đặc biệt la fkhi thai nhi cử động, đạp vào thành bụng cũng khiến mẹ bầu cảm nhận thấy rõ những cơn gò. Tình trạng này không đáng lo ngại và cũng không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Thai nhi càng phát triển càng khiến bụng căng cứng
- Do mẹ bầu bị suy nhược cơ thể:
Những chị em bị suy nhược cơ thể thường gầy, yếu. Khi thai nhi cử động sẽ có cảm giác bụng căng tức hơn mức bình thường. Đây là hiện tượng bình thường và không gây hại đến thai nhi.
- Do mẹ bầu bị táo bón:
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai. Táo bón có thể do chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, chất đường ngọt. Ngoài ra, những sản phẩm bổ sung vitamin, sắt, canxi cũng có thể khiến mẹ bầu bị táo bón. Khi gặp phải tình trạng khó đi ngoài, vùng bụng dưới của thai phụ cũng căng lên rõ rệt.
- Quan hệ vợ chồng mạnh bạo:
Nếu bạn không có bất cứ tiền sử dọa sảy thai, động thai, sinh non nào thì việc quan hệ tình dục hầu như không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ mạnh bạo đều có thể gây căng chướng bụng.
Xem thêm: Thai nhi đạp nhiều có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây căng cứng bụng trong tam cá nguyệt thứ 3
Bụng căng cứng trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể là dấu hiệu sắp sinh con. Nếu chưa đến ngày dự sinh mà mẹ bầu vẫn cảm nhận thấy cơn căng cứng khắp bụng có thể do nguyên nhân sau:
- Dấu hiệu của sinh non:
Nếu ngày dự sinh vẫn còn rất xa mà bạn đã cảm nhận được các cơn co tử cung, chảy máu, vỡ ối… đều là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non như: nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, viêm nhiễm phụ khoa…
Sinh non có thể gây nguy hiểm cho bé
- Do cơn co sinh lý Braxton Hicks:
Cơn gò tử cung có thể đến từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 nhưng ở tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là tháng cuối thai kì những cơn gò thường diễn ra nhiều hơn khiến mẹ bầu rất mệt mỏi. Cơn gò co thắt sinh lý Braxton Hicks đa phần xảy ra vào chiều, tối rồi biến mất vào sáng hôm sau.
Cơn gò sinh lý chủ yếu khiến mẹ bầu bị căng cứng bụng, không gây đau và hoàn toàn vô hại với thai nhi.
- Dấu hiệu sắp sinh:
Nếu sát ngày dự sinh mẹ bầu cảm giác bụng cứng, cuộn lên kèm theo các cơn co thắt khoảng 5 – 10 phút/ lần là dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ. Mẹ bầu nên theo dõi tình trạng chảy máu âm đạo, vỡ ối, bung nút nhầy tử cung… để đến bệnh viện chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Bị căng cứng bụng khi mang thai cần phải làm gì?
Cho dù cơn căng cứng bụng diễn ra vào bất cứ thời điểm nào mẹ bầu cũng cần phải đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu khác đi kèm như:
- Căng cứng bụng có kèm theo biểu hiện co thắt hay không?
- Mẹ bầu có bị đau bụng không?
- Thai nhi chuyển động như thế nào?
- Căng cứng có kèm theo triệu chứng đau đớn, ra máu, đau buốt lưng không?
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu căng cứng bụng, đau bụng, ra huyết… cần phải lập tức tới bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài ra, nếu chị em bị căng cứng bụng khi mang thai cũng cần phải đặc biệt chú ý:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh nguy cơ sinh non.
- Tuyệt đối không xoa bụng sẽ khiến tác động dẫn đến cơn co thắt mạnh mẽ hơn.
- Không nên quan hệ tình dục hoặc kích thích núm vú, cổ tử cung… để hạn chế co thắt bất ngờ.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho thai nhi.
- Kết hợp khám thai và khám phụ khoa thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy tình trạng căng cứng bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn chuyển dạ, sinh non. Vì vậy, nếu bạn thấy mức độ căng cứng bụng nhiều, gây khó chịu, đau đớn tốt nhất nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...