Bí quyết trị đau dạ dày khi mang thai: Hiệu quả từ thiên nhiên

03:19 Ngày 07/07/2021
Đau dạ dày khi mang thai không phải hiếm gặp. Triệu chứng đau dạ dày không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà còn có thể dẫn đến ảnh hưởng đến thai nhi. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai là gì, làm thế nào để điều trị đau dạ dày mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Xem thêm:

Ra máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Đau bụng khi mang thai tháng đầu có làm sao không?

Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai là gì?

Một vài triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai rất dễ nhầm lần với triệu chứng ốm nghén như:

- Ợ nóng, ợ chua, buồn nôn:

Buồn nôn là dấu hiệu thường gặp của bà bầu mang thai những tháng đầu do hormone thay đổi, cơ thể của người mẹ đang ốm nghén. Tuy nhiên, buồn nôn kèm theo ợ chua, ợ nóng cũng là những biểu hiện đau dạ dày cần phải đặc biệt chú ý.

- Nóng rát dạ dày:

Mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ có cảm giác đầy hơi, nóng rát ở vùng bên trái bụng.

- Đau bụng:

Mẹ bầu có thể phải đối mặt với những cơn đau nhiều ở vùng thượng vị, đa phần đau nhiều khi bụng đói hoặc khi ăn no.

- Đi ngoài lẫn máu:

Đây là biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu bị chảy máu dạ dày sẽ khiến phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Đây là tình trạng nguy hiểm phải tới bệnh viện gấp để thăm khám và điều trị.

- Chướng bụng:

Đau dạ dày đương nhiên sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

- Chán ăn:

Tình trạng đầy hơi dẫn đến mẹ bầu chán ăn. Đặc biệt khi mới mang thai, mẹ bầu còn nôn nghén nhiều, khẩu vị thay đổi dẫn đến ăn uống không ngon miệng.

dau-da-day-khi-mang-thai-2

Đau dạ dày khi mang thai khiến mẹ bầu đau bụng bên trái, khó chịu

Bà bầu dễ bị đau dạ dày khi mang thai do đâu?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau dạ dày khi mang thai như:

- Ốm nghén, dẫn đến nôn mửa, buồn nôn, làm co bóp dịch vị dạ dày, tăng cơn đau.

- Do nội tiết tố của bà bầu bất ổn, tăng đột ngột khiến nhu động ruột giảm, làm tăng kích thích dạ dày.

- Tử cung giãn nở, to lên theo tuổi thai khiến gây áp lực đến các cơ quan khác trong đó có dạ dày.

- Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ chua, ăn đêm, ăn nhiều trước khi đi ngủ, uống café, rượu bia… cũng ảnh hưởng nhiều đến dạ dày.

- Thần kinh căng thẳng dẫn đến nội tiết bất ổn, tăng áp lực đến nhu động ruột, dẫn đến bài tiết axit quá mức.

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau dạ dày khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của mẹ bầu, khiến thai phụ xanh xao, cơ thể suy nhược, trẻ sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém.

Một số cách chữa đau dạ dày an toàn cho bà bầu

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học là cách tốt để giảm bớt những cơn đau dạ dày. Bạn có thể thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh như:

- Không dùng các loại nước ngọt có gas, bia, rượu, đồ ăn nhanh…

- Mẹ bầu không nên ăn nhiều đồ ăn cùng một thời điểm. Bạn nên chú ý chia nhỏ thành nhiều bữa, bổ sung thực phẩm lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm lỏng, cơm nát sẽ tốt cho dạ dày hơn.

- Nên ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kĩ.

- Không nằm ngay sau khi ăn.

- Ưu tiên nên sử dụng các món ăn ít gia vị, dễ tiêu hóa.

- Không nên ăn các thực phẩm chua như hoa quả chua hoặc các đồ muối chua.

dau-da-day-khi-mang-thai-1

Một số thực đơn gợi ý giúp tăng cường dinh dưỡng, ngăn ngừa đau dạ dày

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng hỗ trợ giảm bớt các cơn đau khó chịu ở dạ dày như:

- Tránh xa stress, căng thẳng bằng cách tập Yoga, nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách…

- Mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giảm bớt áp lực tới nhu động ruột.

3. Một số cách chữa đau dạ dày bằng thảo dược tự nhiên

- Dùng nghệ và mật ong: Đây là cách đơn giản nhất giúp trung hòa dịch vị, ngăn chặn viêm loét và thúc đẩy cơ quan tiêu hóa. Bạn có thể dùng trà nghệ mật ong hoặc bột nghệ trộn với mật ong tạo thành các viên nhỏ dùng hàng ngày.

- Dùng trà gừng ấm: Gừng giúp giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều do ốm nghén và đau dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol có trong gừng còn giúp giảm viêm, ức chế virus, vi khuẩn và tăng cường sức đề kháng.

Nếu mẹ bầu đau dạ dày gặp phải các triệu chứng nôn mửa liên tục, đau dạ dày kéo dài, dai dẳng và gia tăng về mức độ, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, sụt cân do đau dạ dày cần phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI