Ăn gì để tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu?

03:47 Ngày 16/12/2020
Trong 9 tháng mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do nội tiết tố thay đổi liên tục. Mẹ bầu có sức đề kháng yếu có thể phải đối mặt với các bệnh do virus, vi khuẩn gây nên như: cảm cúm, thủy đậu… Để tăng cường sức đề kháng mẹ bầu phải có chế độ ăn như thế nào? Hãy cùng nghe chuyên gia dinh dưỡng tư vấn nhé!

1. Chế độ ăn đủ năng lượng

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chị em mang thai 3 tháng đầu vẫn thực hiện chế độ ăn bình thường. Nếu bạn bị nôn nghén có thể tham khảo các thực phẩm giảm nôn như: cam, quýt, bánh mì, khoai lang… Bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 50 kilo-calories/ ngày, tương đương với 1 ly sữa.

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần tăng khoảng 250 kilo-calories/ ngày so với khi chưa mang thai. Riêng với chị em mang thai 3 tháng cuối cần bổ sung 450 kilo-calories so với bình thường.

Bạn nên ăn uống nạp đủ năng lượng để các tế bào bạch cầu sản sinh nhiều kháng thể. Nếu bạn không cung cấp đủ năng lượng, tế bào hồng cầu không tăng trưởng được sẽ dẫn đến thai nhi kém phát triển.

Ngay cả khi cân nặng của mẹ bầu vượt quá mức cho phép cũng không nên cắt giảm chất bột đường. Lí do là bởi hồng cầu và bạch cầu sẽ hoạt động kém, dẫn đến sức đề kháng yếu.

Ngoài ra, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các nhóm vitamin như: vitamin A, B, B1, B9, C, D, E và các chất sắt, kẽm, selen, iot… để tăng cường hệ miễn dịch.

an- gi-tang-suc-de-khang-1

Chế độ ăn đủ dưỡng chất cho mẹ bầu khỏe mạnh

2. Nhóm thực phẩm giàu Protein

Chất đạm không thể thiếu để sản sinh kháng thể. Hoạt chất polypeptide được tạo ra từ chất đạm còn hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nhu cầu protein cho phụ nữ mang thai tối thiểu khoảng 40 – 70g/ ngày, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ bầu.

Nguồn cung cấp đạm lớn nhất cho mẹ bầu là các thực phẩm cá, trứng, thịt nạc, đậu phụ, đậu đen, sữa, sữa chua….

3. Nhóm thực phẩm giàu Axit béo Omega 3

Các loại chất béo thiết yếu giúp màng tế bào bạch cầu tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh. Phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 500mg omega-3 mỗi ngày và tăng nhiều hơn vào cuối thai kì. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Omega 3 chiếm 70% để hình thành não bộ và thần kinh của thai nhi. Nếu mẹ cung cấp đủ omega 3 sẽ giúp con có thị giác và nhận thức tốt hơn.

Các loại cá biển, đặc biệt là cá hồi là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào nhất. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn các  loại cá biển có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá mòi, cá thu để tránh gây hại cho thai nhi.

Bạn có thể thay thế bằng các loại cá nước ngọt, sữa tươi, dầu cá, đậu phụ, tôm, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hướng dương… đều giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường hiệu quả.

an- gi-tang-suc-de-khang-2

Nhóm thực phẩm giàu axit béo Omega 3

4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu Vitamin A cũng không thể thiếu để tăng cường hệ thống miễn dịch. Thiếu vitamin A sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, …

Phụ nữ mang thai cần khoảng 700 – 1300 mcg RAE mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ quả có màu cam và xanh đậm như: rau cải, súp lơ xanh, cà rốt, cà chua, bí ngô… Ngoài ra, gan động vật cũng là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn chỉ cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A là đủ, không nên uống các thực phẩm chức năng dễ gây dư thừa vitamin A tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

5. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C được ví như kháng sinh tự nhiên giúp tăng khả năng làm việc của các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Để có hệ miễn dịch chống lại các bệnh lý thường gặp như cảm cúm, sốt, viêm họng… bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C có trong các loại quả cam, chanh, bưởi, nho, ổi….

Xem thêm: 9 tuyệt chiêu ăn uống vào con không vào mẹ 

6. Nhóm thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là hoạt chất không thể thiếu của cơ thể, giúp bổ sung sức đề kháng tự nhiên.  Bạn nên tăng cường ăn các loại thịt bò, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, đậu… để cơ thể hấp thụ được tối đa lượng kẽm cần thiết.

7. Nhóm thực phẩm giàu sắt

Trước khi có thai, chị em cần khoảng 15mg sắt/ ngày. Bước vào thai kì, cơ thể bạn cần khoảng 30mg/ngày. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết có thể gây thiếu máu thai kì, tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.

Nếu mẹ bầu bị thiếu sắt còn gây chán ăn, suy nhược cơ thể do oxy không thể lên não bộ. Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn khiến thai nhi chậm phát triển về trí tuệ và thể chất.

Do vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung sắt cho phù hợp. Trong chế độ ăn cũng cần tăng cường các loại thịt gà, thịt đỏ, rau lá xanh, họ nhà đậu, các loại quả giàu vitamin C để hỗ trợ hấp thụ sắt.

an- gi-tang-suc-de-khang-3

Thực phẩm giàu sắt tốt cho mẹ bầu

8. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Thành phần của sữa có chứa nhiều canxi, protein, vitamin D và phốt pho giúp hỗ trợ xương phát triển. Trong sữa chua còn đặc biệt có chứa vi khuẩn probiotic hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày, uống canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ và tăng cường ăn các loại đậu, sữa chua, pho mát… để cơ thể hấp thu tối đa các hoạt chất cần thiết.

Như vậy để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mẹ bầu tuyệt đối không được quên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, Canxi, chất đạm, sắt, kẽm… Hãy kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao vừa phải để luôn khỏe mạnh nhé!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI