9 điều quan trọng mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý

04:42 Ngày 16/06/2021
Mang thai 3 tháng giữa là thời gian thai nhi phát triển mạnh mẽ về cân nặng, thể chất và trí não. Mẹ bầu cần chú ý điều gì trong giai đoạn nhạy cảm này? Hãy cũng nghe bác sĩ sản khoa tư vấn những điều bổ ích cho thai kì của bạn qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Cơ thể người mẹ đang ngày càng thay đổi

Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa là khi thai nhi ở mốc 16 – 20 tuần. Lúc này thai đã có sự chuyển động rõ ràng trong bụng mẹ. Bạn cũng đã qua thời kì ốm nghén nặng nề nên ăn uống ngon miệng hơn, cân nặng tăng nhiều hơn.

Đây là giai đoạn bạn có thể cảm nhận thấy những cơn đau lưng nhiều hơn do áp lực của thai nhi lên hệ thống dây chằng. Bạn hãy suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để thai phát triển toàn diện.

mang-thai-3-thang-giua-3

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kì

2. Theo dõi cơ thể mỗi ngày

Mặc dù 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai là cao nhất nhưng khoảng 3 tháng giữa khi mang thai mẹ bầu vẫn có thể phải đối diện với những nguy cơ động thai, sinh non hoặc thai lưu.

Bạn cần phải đặc biệt cẩn trọng với một số dấu hiệu bất thường khi mang thai như:

- Đau bụng dưới kèm đau lưng khi mang thai.

- Ra máu âm đạo bất thường.

- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thị lực kém.

- Phù chân.

- Khí hư ra nhiều, màu sắc vàng, trắng đục, xanh, mùi hôi.

- Thai nhi chuyển động kém, ít chuyển động.

Nếu có 1 trong các dấu hiệu trên tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kịp thời, tránh nguy hiểm đến thai.

3. Chú ý đến răng miệng

Ước tính khoảng hơn 50% bà bầu gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng… Mẹ bầu không chỉ cảm thấy đau miệng, ăn uống kém, mệt mỏi mà còn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, kích hoạt việc sinh non.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là bạn nên khám răng định kì và tốt nhất nên đi lấy cao răng ít nhất 1 tháng trước khi có thai.

4. Chú ý tới vùng kín

Hormone thai kì là nguyên nhân dẫn đến khí hư ra nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Viêm phụ khoa khi mang thai nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng đến nước ối, tử cung, viêm đường tiết niệu, sinh non… Vì vậy, bạn cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Nếu nhận thấy các biểu hiện khí hư nhiều, màu vàng, trắng đục hoặc xanh, sủi bọt, mùi hôi, tanh kết hợp với ngứa, sưng đỏ vùng kín cần phải đi khám phụ khoa để có biện pháp ngăn chặn.

5. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trong 3 tháng giữa thai kì, mẹ bầu cần phải bổ sung các loại dưỡng chất DHA, Omega 3, vitamin và canxi để đảm bảo phát triển mô tế bào, não bộ và xương của thai nhi.

Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm tôm, cua, cá, thịt bò, gà, rau xanh, hoa quả, không sử dụng thực phẩm nhiều đường, muối mặn hoặc đồ ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh.

mang-thai-3-thang-giua-2

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp mẹ khỏe con vui

6. Vận động cơ thể

Mẹ bầu vận động thường xuyên sẽ giúp giảm bớt những cơn đau mỏi lưng khi mang thai. Vận động cơ thể cũng giúp máu huyết được lưu thông, cải thiện tâm lí và giảm bớt bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu.

Bạn nên tham khảo lớp tập Yoga, bơi lội hoặc đi bộ mỗi ngày 30 phút rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

7. Thay đổi tư thế ngủ tốt cho thai nhi

Từ sau tháng thứ 4 của thai kì, mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng bụng, thai nhi chèn ép khiến bạn khó ngủ hơn. Bác sĩ sản khoa khuyên bạn không nên nằm ngửa sẽ rất khó thở, nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái sẽ hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo các loại gối ôm cho bà bầu để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

8. Trò chuyện với con

Nghiên cứu chỉ ra rằng từ tuần thứ 20 trở đi, thai nhi đã có thể nghe và tương tác với những âm thanh ở bên ngoài. Mẹ bầu nên tích cực trò chuyện, đọc sách, nghe nhạc cho bé để não bộ của thai phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trẻ cũng có sự tương tác với các loại ánh sáng, bạn có thể tham khảo các bài tập với đèn pin giúp thị lực của con được cải thiện.

mang-thai-3-thang-giua-1

Mẹ bầu nên cho con nghe nhạc mỗi ngày

9. Chú ý chăm sóc da

Hormone thai kì là “thủ phạm” khiến da mặt của bạn sần sùi, nổi mụn nhiều hơn. Ngoài ra, việc bạn tăng cân nhiều trong thai kì cũng khiến các vùng mông, bụng, bắp đùi bị rạn nhiều hơn. Bạn nên tham khảo các loại mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, massage nhẹ nhàng các vùng da để giảm thiểu những vết rạn trên cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm soát cân nặng, trong thai kì chỉ nên giới hạn tăng khoảng 10 – 15kg để tốt cho sức khỏe của bạn.

Bài viết đã tổng hợp những điều mẹ bầu nên lưu ý trong 3 tháng giữa thai kì. Chúc bạn có 9 tháng 10 ngày khỏe mạnh, sớm mẹ tròn con vuông!

Tags: Cẩm Nang Mẹo Vặt
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI