8 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non mẹ bầu nào cũng cần biết
Như thế nào là sinh non?
Trẻ được xem là sinh non khi chào đời ở giai đoạn từ tuần thứ 28 – 37 của thai kì. Lúc này các cơ quan của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là phổi của trẻ. Vì vậy trẻ càng sinh sớm càng dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, hệ hô hấp và thần kinh.
Các di chứng này có thể theo con đến suốt đời nên bạn phải đặc biệt chú ý.
Tổng hợp 8 nguyên nhân sinh non phổ biến nhất
1. Bất thường khi mang thai
Những bất thường ở cổ tử cung và tử cung như tổn thương cổ tử cung, tử cung co bóp bất thường… đều là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non. Nhất là với những chị em có tiền sử mắc bệnh lý viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm lộ tuyến càng cần phải chú ý thăm khám phụ khoa thường xuyên để tránh dọa sảy thai, sinh non.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiền sản giật cũng dẫn tới rối loạn thai nghén, cao huyết áp, tăng protein trong nước tiểu. Tình trạng này cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn chặn sản giật và sinh non.
Hội chứng Hellp cũng là một dạng biến chứng sản khoa có thể đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Hội chứng này có thể gây tán máu huyết, giảm tiểu cầu, tăng men gan, làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
Một số triệu chứng cảnh báo tiền sản giật khi mang thai
Xem thêm: Tiền sản giật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
2. Do tiền sử mang thai trước đó
Nguyên nhân gây sinh non có thể do những yếu tố sảy thai, phá thai, sinh non mẹ bầu đã phải đối mặt với thai kì trước. Mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý nếu quá trình mang thai trước đó không dễ dàng cần phải thăm khám phụ khoa kết hợp với thăm khám sản khoa thường xuyên để theo dõi và can thiệp các dấu hiệu dọa sảy thai, dọa sinh non.
3. Do mang song thai hoặc đa thai
Nếu mẹ bầu đang mang song thai, đa thai cũng cần chú ý vì có khả năng sinh non cao hơn bình thường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 60% bà bầu sinh đôi và khoảng 90% bà bầu sinh ba đều có tỉ lệ sinh non cao, thường rơi vào khoảng tuần thứ 32 – 36 của thai kì.
4. Do tiền sử gia đình
Nếu chị em ruột hoặc mẹ bạn đã từng có nguy cơ sinh non, bạn cũng có thể phải đối mặt với tình trạng sinh non. Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh phụ nữ da đen có tỉ lệ sinh non cao hơn nhiều so với chị em da trắng.
5. Yếu tố tuổi tác
Chị em mang thai khi tuổi dưới 17 hoặc mang thai khi lớn tuổi (35 tuổi trở lên) đều có tỉ lệ sinh non cao. Nếu chị em đang trong độ tuổi có nguy cơ đái tháo đường hoặc tăng huyết áp cũng khiến tỉ lệ sinh non cao.
6. Do tâm lí căng thẳng khi mang thai
Tâm lí ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Nếu bạn thường xuyên bị stress, căng thẳng, cơ thể sẽ tự động sản sinh hormone cortisol và epinephrine dẫn đến giải phóng hormone corticotropin, làm nồng độ estriol và prostaglandin đột ngột tăng cao khiến tử cung co bóp, gây đau bụng, chuyển dạ sớm hơn dự kiến.
7. Do thời gian mang thai giữa các lần quá ngắn
Quá trình mang thai khiến cơ thể của bạn thay đổi rất nhiều. Khoảng cách mang thai quá ngắn khiến tử cung của bạn chưa thể phục hồi. Ngoài ra, nếu bạn đang cho con bú cũng ảnh hưởng đến thai kì tiếp theo. Tốt nhất bạn nên chờ đợi khoảng 18 tháng để cơ thể hồi phục rồi hãy có ý định sinh thêm em bé.
8. Do thói quen sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích
Bạn đang mang thai cần phải tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích từ thuốc lá, bia rượu… đều có thể kích thích tử cung, thậm chí khiến thai chết non. Ngoài ra, người mẹ có tiền sử nghiện các chất kích thích cũng khiến trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, biến chứng nhau thai. Ngay cả việc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu nghiện rượu làm tăng nguy cơ sinh non
Xem thêm: Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì phải làm sao?
Biện pháp phòng tránh sinh non cho mẹ bầu
Sinh non ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ và sức khỏe của bé nên mẹ bầu nào cũng lo lắng. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số biện pháp dưới đây để có thai kì khỏe mạnh:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện nước ối.
- Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín kĩ càng, tránh viêm nhiễm.
- Mẹ bầu không nên nhịn tiểu có thể ảnh hưởng đến vùng kín và thận.
- Không nên nằm ngửa, nên nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt cho hệ tuần hoàn.
- Mẹ bầu không nên stress, căng thẳng, không thức khuya.
- Thực hiện chế độ ăn nhiều dinh dưỡng, đủ chất.
- Nói không với các chất kích thích gây hại cho thai nhi.
- Khám thai định kỳ kết hợp với khám phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh những biến chứng thai kỳ có thể xuất hiện.
Khang Mẫu Nhi là sản phẩm uy tín, chất lượng giúp dưỡng huyết, an thai được mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm được Bộ y tế kiểm duyệt đạt chuẩn GMP, chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu Đông y nổi tiếng như: Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân, Đỗ trọng… giúp mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh.
Ngoài việc duy trì chế độ sống, sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang Mẫu Nhi. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn hỗ trợ thêm.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...