8 mốc khám và siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần tuân thủ
Bài viết liên quan:
Top 8 việc mẹ bầu cần tránh để sinh con khỏe mạnh
Bí quyết phòng ngừa dọa sảy thai 3 tháng đầu
1. Khám và siêu âm thai lần 1: Trong khoảng tuần 5 – 8
Mục đích của giai đoạn này là cần xác định có thai không, thai nhi đã làm tổ trong tử cung chưa. Siêu âm cũng giúp xác định số lượng thai, vị trí của túi thai, thai nhi có tim thai chưa và phỏng đoán tuổi thai, ngày dự sinh.
Bên cạnh đó bạn có thể được tư vấn làm các các xét nghiệm Giang mai, HIV, Rubella, HbsAg, đường huyết, huyết đồ, nước tiểu… để được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai kì khỏe mạnh.
Hình ảnh thai nhi 5 tuần tuổi
2. Mốc khám và siêu âm trong khoảng 11- 13 tuần tuổi
Đây là mốc quan trọng để thực hiện đo độ mờ da gáy xác định nguy cơ mắc bệnh Down bẩm sinh và thực hiện Double test – xét nghiệm máu tầm soát dị tật thai nhi. Nếu bạn bỏ qua mốc này sẽ rất khó để xác định bệnh Down bẩm sinh nên đây là mốc khám thai quan trọng nhất được bác sĩ chỉ định.
3. Khám và siêu âm thai trong 16 – 22 tuần
Đây là thời điểm giúp bác sĩ chẩn đoán sự phát triển của thai nhi, đánh giá các hình thái và tư vấn cho bạn. 16 tuần cũng là thời điểm bạn cũng cần thực hiện Tripple test để khẳng định rõ thai nhi có mắc dị tật bẩm sinh ống thần kinh, rối loạn về gen hay không.
4. Khám và siêu âm thai tuần 22 đến 28
Đây là mốc quan trọng giúp bác sĩ theo dõi những bất thường về hình thái của thai nhi. Bạn nên thực hiện siêu âm 4D để chẩn đoán các hệ động mạch, tim mạch, gan, thận… Siêu âm giai đoạn này cũng cần thực hiện đo độ dài tử cung để ngăn chặn sớm nguy cơ sinh non, tiến hành phân tích nước tiểu.
Mốc 28 tuần, mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng uốn ván mũi 1 và làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết để chẩn đoán sớm tiểu đường thai kì. Tầm soát đái tháo đường thai kì nên được thực hiện ở cơ sở uy tín để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây nên.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 28 tuần tuổi
5. Khám và siêu âm mốc 28 – 32 tuần
Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai cho bạn, xem xét thai nhi có ngôi thuận, ngôi ngược hay ngôi ngang để theo dõi thêm.
Bạn nên thực hiện siêu âm 4D giúp xác định vị trí nhau, ngôi thai, tình trạng nước ối, dây rốn… Mốc 32 tuần bạn cũng nên thực hiện tiêm phòng uốn ván mũi 2 và tổng phân tích nước tiểu để phát hiện sớm viêm nhiễm phụ khoa trong thai kì.
6. Khám và siêu âm thai mốc 32 – 34 tuần
Thời điểm này bạn chỉ cần thực hiện siêu âm 2D là đủ. Bác sĩ sẽ xác định ngôi thai, nhau thai, vị trí thai, nước ối và dây rốn… Một số nơi còn thực hiện theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitoring (Non-stress test) với các mẹ bầu có tiền sử sinh non.
7. Khám và siêu âm mốc 34 – 36 tuần
Thời điểm này bạn chỉ cần thực hiện siêu âm 2D để chẩn đoán sự phát triển của thai. Mốc 36 tuần bạn nên thực hiện đăng kí dự sinh, siêu âm tổng quát, xét nghiệm máu ở bệnh viện để chuẩn bị hồ sơ sinh.
Hình ảnh thai nhi 36 tuần tuổi
8. Đi khám thai nhiều lần trong 36 – 39 tuần
Đây là giai đoạn mẹ bầu đang chuẩn bị sinh nở nên cần theo dõi sát sao, mỗi tuần 1 lần để chẩn đoán sớm những bất thường của thai nhi và nghe tư vấn của bác sĩ. Lúc này bác sĩ cần đo cổ tử cung, chẩn đoán ngôi thai để tư vấn sinh thường hoặc sinh mổ cho mẹ bầu.
Sau tuần thứ 39, nếu mẹ bầu có các biểu hiện vỡ ối, đau bụng từng cơn, ra máu… cần phải đi khám càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho việc sinh nở. Thăm khám thai là việc làm vô cùng quan trọng nên mẹ bầu cần tham khảo kĩ cơ sở khám thai uy tín để được tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, nếu bạn gặp phải những vướng mắc khi mang thai hãy liên hệ với dược sĩ của Khang Mẫu Nhi để được tư vấn thêm qua hotline: 0982.91.55.53. Khang Mẫu Nhi luôn đồng hành cùng thai kì khỏe mạnh.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...