8 dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi mang thai
1. Ra máu bất thường
Vào những tuần đầu khi mới mang thai, chị em có thể nhận thấy một vài giọt máu màu nâu. Đây có thể là máu báo có thai không đáng lo ngại. Nhưng nếu đi kèm với triệu chứng đau tức bụng dữ dội cần phải đi khám để loại trừ thai ngoài tử cung, chửa trứng hoặc dọa sảy thai…
Ở tam cá nguyệt thứ hai, nếu đau bụng ra máu kèm theo buồn nôn mẹ bầu cần phải đi khám ngay lập tức để ngăn ngừa dọa sảy thai, thai lưu, bệnh ở hệ tiêu hóa…
2. Đau đầu dữ dội
Triệu chứng đau đầu có thể xuất hiện do bạn bị thiếu máu thai kì, cơ thể suy nhược. Tình trạng đau đầu cũng có thể kéo dài âm ỉ ở vùng thái dương và sau gáy do lượng máu đột ngột tăng cao trong thai kì.
Nếu bạn nhận thấy triệu chứng đau đầu đi kèm với những thay đổi về thị giác, mệt mỏi, buồn nôn, tay chân phu nề… cần phải lập tức đi khám, đo huyết áp và kiểm tra nồng độ nước tiểu để tránh biến chứng tiền sản giật rất nguy hiểm.
Đau đầu khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân gây nên
3. Đau bụng
Đau bụng thường là dấu hiệu không lành trong giai đoạn mang thai. Nếu bạn bị đau bụng trong những tuần đầu của thai kì cần phải đi khám sớm để tránh thai ngoài tử cung. Đau bụng bên trái, bên phải hay đau bụng dưới đều nguy hiểm, nhất là đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo, đau lưng còn có thể tiềm ẩn nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai.
4. Sốt cao
Sốt là dấu hiệu cơ thể của bạn đang bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Nếu sức đề kháng của người mẹ kém hoàn toàn có thể bị nhiễm virus, vi khuẩn xâm nhập gây nên phản ứng sốt.
Khi bị sốt mẹ bầu cần phải đi khám, làm xét nghiệm máu để biết rõ nguyên nhân, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Để tránh bị nhiễm một số bệnh phổ biến như: cảm cúm, sởi, quai bị, rubella … có thể gây sốt và nhiều tai biến trong thai kì, bạn nên thực hiện tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.
5. Ốm nghén nặng
Tình trạng ốm nghén nặng là bệnh lý trong thai kì. Thuật ngữ chuyên môn gọi đây là bệnh nhiễm độc thai nghén, có thể kéo dài suốt thai kì gây nên tình trạng ảnh hưởng hệ tiêu hóa, suy nhược cơ thể, chấn động thần kinh, thậm chí lâu ngày còn gây co giật, mê sảng rất nguy hiểm với mẹ bầu.
Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu ăn uống kém, nôn mửa liên tục, không đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi khiến thai nhẹ cân, thậm chí chết lưu bất thường. Trong 3 tháng cuối của thai kì, mẹ bầu nôn quá nhiều còn là dấu hiệu của dọa sinh non, bong nhau non, tiền sản giật…
Xem thêm: Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần biết
6. Tiểu buốt hoặc tiểu rắt
Chị em bị tiểu buốt, tiểu rát, khó đi tiểu… thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Thống kê cho thấy khoảng 60% chị em gặp phải vấn đề này. Ngoài những dấu hiệu nhận biết trên, chị em cần làm xét nghiệm nước tiểu để biết chắc chắn mình bị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang hay các vấn đề về thận hay không. Các bệnh này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu… rất nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai… cần phải được điều trị sớm để tránh nhiễm trùng nước ối, đe dọa tính mạng thai nhi. Bạn nên phát hiện và đi khám càng sớm càng tốt.
Tiểu buốt có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu
7. Tăng cân quá nhanh và nhiều
Trong suốt thai kì của mình mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 10 – 15kg. Nếu mẹ bầu tăng cân không kiểm soát (>2kg/tuần) kèm theo các triệu chứng phù nề chân, tay, mặt, đau đầu, buồn nôn, huyết áp cao… Đây là những triệu chứng cảnh báo dấu hiệu tiền sản giật rất nguy hiểm.
Kiểm soát cân nặng là điều rất cần thiết cho mẹ bầu. Bạn nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ rau xanh, hoa quả, sữa tươi, các loại ngũ cốc… và hạn chế ăn đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
8. Không có dấu hiệu mang thai
Khi đang mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kì mẹ bầu đang nôn nghén nhiều mà đột ngột mất hết cảm giác nghén thì cần phải đi khám ngay. Nhất là với chị em có cảm giác tức bụng, ngực mềm, ra máu đột ngột… là những dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu cần phải được can thiệp sớm để tránh nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Đau bụng, ra máu, nôn nghén… là những triệu chứng chị em nào cũng có thể phải đối mặt trong 9 tháng thai kì. Từ xưa đến nay, bài thuốc “Thái sơn thạch bàn thang” ứng dụng các thảo dược quý của Y học cổ truyền được biết đến với công dụng an thai, ngăn ngừa động thai, loại bỏ các biến chứng nguy hiểm của thai kì. Sản phẩm Khang mẫu nhi được ra đời dựa trên sự kế thừa bài thuốc cổ trên cùng với kết hợp các dược liệu khác giúp hỗ trợ an thai hiệu quả cho mẹ bầu.
Khang mẫu nhi hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Thành phần của Khang mẫu nhi gồm 100% là những dược liệu của Đông y. Bên cạnh thảo dược an thai nổi tiếng như Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, Tục đoạn… Khang mẫu nhi còn bổ sung các vị thuốc quý giúp bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu như: Đương quy, Hoa hòe, Sa nhân…. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...