Kinh nghiệm sau khi chuyển phôi ivf để thành công ngay từ lần đầu tiên

10:18 Ngày 07/01/2021
Chuyển phôi ivf – thụ tinh nhân tạo là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn để tăng cơ hội làm mẹ. Rất nhiều chị em băn khoăn không biết phải làm gì để tăng cơ hội thụ thai sau khi chuyển phôi. Bài viết là tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sau khi làm ivf cho chị em hiếm muộn được thực hiện thiên chức làm mẹ.

1. Kinh nghiệm nghỉ ngơi sau khi chuyển phôi

Nếu chuyển phôi thành công, phôi thai sẽ làm tổ và bám vào tử cung của mẹ sau khoảng 5 – 7 ngày. Để việc thụ thai diễn ra tốt nhất mẹ bầu nên chú ý một số điều sau:

- Nằm nghỉ ngơi khoảng 5 – 6 tiếng ở bệnh viện để theo dõi, nếu không có bất thường có thể về nhà nghỉ dưỡng.

- Tuyệt đối không lên xuống cầu thang. Tốt nhất trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi chuyển phôi nên ít đi lại. Bạn không cần phải nằm yên 1 chỗ nhưng nên vận động nhẹ nhàng.

- Nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, kín gió, tránh để quạt thổi vào người. Không nên nằm dưới sàn nhà. Khi đứng bạn không nên gập bụng, nên đứng ngồi nhẹ nhàng và có người hỗ trợ để không phải gồng người lên.

- Không quan hệ tình dục trong thời gian sau chuyển phôi. Tuyệt đối không nên có hành động xoa bụng, xoa đầu ti để tránh gây co bóp tử cung làm ảnh hưởng đến phôi thai.

-​ Sau khoảng 7 ngày nghỉ ngơi, nếu thấy cơ thể khỏe lại có thể đi lại nhiều hơn để máu huyết lưu thông. Nhưng bạn tuyệt đối không mang vác các vật nặng, không có hành vi rướn người hoặc gập bụng.

- Nếu có những dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra máu, đau buốt lưng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ thực hiện chuyển phôi để được tư vấn thêm.

- Sau khi chuyển phôi có hiện tượng ốm, cúm, ho, sổ mũi không nên dùng bất kì loại thuốc kháng sinh nào. Bạn có thể tham khảo uống nước chanh đường nóng, xúc miệng bằng nước muối, xông mũi bằng tinh dầu bạc hà… để ngăn chặn virus gây bệnh.

kinh-nghiem-chuyen-phoi-1

Nghỉ ngơi tuyệt đối sau khi chuyển phôi

2. Kinh nghiệm ăn uống sau khi chuyển phôi

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên ăn uống bình thường. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian để tăng khả năng thụ thai và ngăn ngừa sảy thai trong giai đoạn mới cấn thai:

- Ăn đầy đủ dinh dưỡng: Các loại thịt, trứng, cá, sữa. Tốt nhất chị em nên ăn nhiều cháo cá chép, uống sữa dành cho phụ nữ có thai, tăng cường sữa đậu nành để làm tăng độ dày niêm mạc tử cung.

- Mẹ bầu nên tăng cường thực phẩm giàu axit folic, canxi, omega – 3 để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.

- Tốt nhất là nên bổ sung nhiều trái cây, các loại thuộc họ cam, quýt…

- Không nên ăn đu đủ, tránh uống nước dừa tươi, không ăn rau má và những thực phẩm khác gây co bóp tử cung như dứa, mướp đắng, rau dăm, rau ngót…

- Không ăn đồ cay, nóng và sử dụng các chất kích thích rất có hại cho thai nhi.

- Không nên ăn các loại quả quá chua có thể gây mất máu.

- Không nên ăn quá mặn để tánh bị tích nước.

- Tuyệt đối không dùng các loại thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

kinh-nghiem-chuyen-phoi-2

Thực phẩm nên ăn sau khi chuyển phôi

3. Kinh nghiệm đặt thuốc sau khi chuyển phôi

Bạn có thể được bác sĩ chuyên khoa tư vấn uống và đặt thuốc nội tiết giữ thai. Bạn cần nhớ kĩ giờ đặt thuốc và cách đặt thuốc để tránh bị nhầm lẫn. Thông thường, cứ 6 tiếng đặt thuốc 1 lần và nên bắt đầu đặt vào 6h sáng hàng ngày. Trước khi đặt thuốc, bạn hãy rửa tay thật sạch bằng nước lạnh, tuyệt đối không dùng xà bông, hóa chất tẩy rửa để rửa tay. Có thể dùng bao cao su hoặc găng tay để đặt thuốc.

Xem thêm: Cơ thể của bạn sẽ thay đổi như thế nào sau khi chuyển phôi

4. Kinh nghiệm vệ sinh cá nhân sau khi chuyển phôi

Đây là thời điểm nhạy cảm của cơ thể nên bạn cần đặc biệt chú ý:

- Không nên đi lại nhiều, hạn chế tắm rửa bằng nước lạnh.

- Nếu người vẫn yếu không nên tắm rửa nhiều mà chỉ cần lau người bằng nước ấm (trên 35 độ C).

- Không nên cúi gập người khi tắm, chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng là ổn.

- Bạn có thể kiêng gội đầu trong thời gian này hoặc nên nằm trên giường nhờ người gội đầu bằng nước ấm.

- Bạn có thể nhờ ai đó massage vùng đầu để máu huyết được lưu thông.

- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa vào bên trong vùng kín.

- Bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng, tránh nhiễm khuẩn.

- Nên đi vệ sinh bằng bồn cầu cao, không nên ngồi xổm.

- Đi tiểu nhẹ nhàng.

- Tránh táo bón, không rặn khi bị táo bón.

kinh-nghiem-chuyen-phoi-3

Không nên dùng hóa chất tẩy rửa vùng kín

5.​ Giữ tâm lý thoải mái sau khi chuyển phôi

Tâm lý là yếu tố rất quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cơ hội thụ thai. Bạn nên chú ý:

- Giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể, không lo lắng, stress.

- Không nên xem các phim bạo lực hoặc tâm lý tình cảm ảnh hưởng đến tâm lý.

- Tránh tiếp xúc với nhiều người để tâm trạng không bị vui, buồn quá độ.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm về sức khỏe, tâm lý giúp chị em tăng cơ hội thụ thai ngay lần đầu chuyển phôi. Chúc bạn sớm có thai kì khỏe mạnh để đón chào con yêu!

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI