Khuyến cáo: Đẻ mổ nên sinh tối đa bao nhiêu lần?

12:59 Ngày 31/07/2021
Có rất nhiều lí do khiến mẹ bầu không thể sinh thường mà bắt buộc phải sinh mổ. Việc sinh con bằng phương pháp mổ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong những lần sinh con kế tiếp. Vì vậy sinh mổ nên sinh con tối đa bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Đánh giá ưu và nhược điểm của việc sinh mổ

Thực tế vẫn có mẹ bầu có thể sinh mổ đến lần thứ 3, 4, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, việc sinh mổ nhiều lần có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt nếu mẹ có ý định sinh mổ lần thứ 3 trở lên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Dưới đây là ưu, nhược điểm của việc mẹ bầu sinh mổ:

- Ưu điểm:

Sinh mổ được coi là phương pháp tối ưu, giúp ngăn chặn những nguy cơ tai biến khi mang thai, đảm bảo em bé chào đời khỏe mạnh. Sinh mổ thường được áp dụng cho trường hợp khẩn cấp không thể sinh thường như: bệnh tim mạch, biến chứng thai kì, thai nhi có trọng lượng lớn, hoặc suy thai trong lúc chuyển dạ.

Quá trình sinh mổ diễn ra như sau: bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tiêm thuốc tê vào tủy sống hoặc gây tê màng cứng tủy sống làm hết cảm giác đau đớn. Mẹ bầu không phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ. Thời gian sinh mổ rất nhanh, chỉ khoảng 30 – 45 phút.

Đối với những mẹ bầu đang bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng... có thể sẽ được mổ bóc tách kết hợp với khi mổ lấy thai. Ngoài ra, sinh mổ cũng giúp mẹ bầu chủ động cho cuộc sinh tốt nhất.

-        Nhược điểm khi sinh mổ:

Sinh mổ bắt buộc phải dùng thuốc gây mê, vì vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, gây dị ứng hoặc tụt huyết áp. Khi sinh mổ cơ thể của người mẹ cũng phục hồi kém hơn, đau đớn cũng nhiều hơn sinh thường.

Nếu sinh mổ mà bạn không biết cách vệ sinh kĩ vết thương, sẽ có khả năng gây nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, rau cài răng lược khi mang thai trong lần tiếp theo. Càng sinh nhiều lần, biến chứng khi mổ càng cao, vết mổ có khả năng dính, xấu, mổ khó khăn.

Sinh mổ sẽ khiến sữa mẹ tiết ra muộn hơn, khoảng vài ngày sau khi hết kháng sinh mẹ mới có khả năng sản xuất sữa. Trong khoảnh khắc sinh mổ, em bé không đi qua môi trường âm đạo của người mẹ cũng có khả năng hệ miễn dịch kém hơn.

Đặc biệt, mẹ bầu đã sinh mổ 1 lần thì lần tiếp theo cũng bắt buộc phải sinh mổ. Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc suy hô hấp cao hơn so với trẻ sinh thường.

sinh-mo-bao-lau-nen-sinh-mo-may-lan-1

Mô tả hình ảnh sinh mổ

Đẻ mổ nên sinh tối đa bao nhiêu lần?

Đẻ mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, vì vậy bác sĩ khuyên bạn chỉ nên mổ tối đa 3 lần để tránh những nguy cơ biến chứng thai kì. Mỗi lần sinh con là một lần khác biệt nên khi quyết định mang thai, mẹ bầu cần phải thăm khám kĩ càng.

Việc sinh thường sau khi sinh mổ vẫn có thể diễn ra suôn sẻ nếu như khoảng cách sinh giữa các lần xa nhau, và thai không có bệnh lý, vết mổ là mổ ngang (không phải mổ dọc).

Mẹ bầu đẻ mổ liên tục cũng tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm như vỡ tử cung, mất nhiều máu, biến chứng ở bàng quang, thậm chí cắt bỏ tử cung, dính ruột... Nếu không được bác sĩ có chuyên môn xử lí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác.

Sinh mổ gây nhiều biến chứng nguy hiểm 

Sau sinh mổ bao lâu thì nên sinh con tiếp?

Bác sĩ khuyến cáo sau khi sinh mổ, bạn nên đợi ít nhất 18 tháng thì hãy lên kế hoạch cho lần mang thai kế tiếp.Việc mang thai sớm hơn sẽ khiến nguy cơ sinh non cao hơn.

Khi quyết định mang thai, bạn nên gặp bác sĩ có chuyên môn, thăm khám ở cơ sở uy tín để đảm bảo mang thai an toàn, suôn sẻ.

Bài viết đã chia sẻ những kinh nghiệm sinh mổ tối đa được bao nhiêu lần, bao lâu thì nên sinh con tiếp cho bạn tham khảo. Hãy để Khang Mẫu Nhi đồng hành cùng thai kì khỏe mạnh của bạn. Liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI