Khuyến cáo sau khi sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?
Những nguy cơ mang thai sớm sau khi sinh mổ
1.Tăng nguy cơ bục vết mổ cũ
Mẹ bầu sinh mổ có thai sớm, nhất là mẹ bầu đã từng sinh mổ nhiều lần rất dễ gặp phải biến chứng sản khoa bục vết sẹo mổ. Vết sẹo mổ ở tử cung có thể bị bong ra trong quá trình chuyển dạ. Thậm chí khi có thai, nếu thai nhi đậu ở đúng vết sẹo cũ thì bạn cũng không thể giữ thai để đảm bảo an toàn tính mạng.
Một số biểu hiện dễ nhận thấy là đau vùng tử cung, đau nhói khi vận động, đi lại. Mẹ bầu bắt buộc phải thăm khám ngay để tránh tai biến nguy hiểm.
2. Nguy cơ biến chứng về nhau thai
Nghiên cứu ở Mỹ cho rằng, thông qua kết quả rà soát khoảng 200.000 phụ nữ đã từng sinh mổ có thai sau 1 năm có nguy cơ bị nhau cài răng lược rất lớn. Ngoài ra, người mẹ còn dễ bị nhau tiền đạo, nhau bám thấp. Với những mẹ bầu bị vấn đề về nhau thai, sẽ nhận thấy triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường. Khi sinh nở cũng tăng nguy cơ băng huyết, phải cắt bỏ tử cung nếu không được xử lí kịp thời. Ngoài ra, những cơ quan khác như niệu quản, bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Sản phụ cũng có nguy cơ tử vong cao hơn nếu không được bác sĩ có trình độ chuyên môn theo dõi và xử lí.
Các mức độ nhau cài răng lược
3. Nguy cơ thai bám vào vết sẹo cũ
Cụ thể, thai bám vào sẹo cũ sẽ có 2 dạng chính như sau:
- Dạng 1: Thai nhi làm tổ ở vết mổ cũ, phát triển ngay trên vết mổ dẫn đến chảy máu nặng và bắt buộc phải bỏ thai. Nếu vẫn muốn giữ thai, mẹ bầu phải chấp nhận các nguy cơ nhau bám thấp, nhau cài răng lược rất nguy hiểm sau này.
- Dạng 2: Nhau thai được cấy vào lớp mô sợi tử cung, ở chính vết mổ cũ. Hệ quả là các gai nhau ăn vào cơ tử cung, dẫn đến nhau cài răng lược, có thể xuyên thủng tử cung, phát triển vào trong hố chậu gây chảy máu dữ dội.
Lời khuyên của bác sĩ sản khoa là khi mới biết tin mình có thai, bạn nên đi khám ngay để theo dõi và nếu thai làm tổ ở vết sẹo cũ thì bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Nguy cơ nguy hiểm cho con
Tình trạng mang thai khi vết mổ cũ chưa lành có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai kém phát triển, thiếu máu thai kì, lưu thai...
Xem thêm: Sau sảy thai nên ăn gì và kiêng ăn gì để sớm mang thai trở lại?
Mang thai sau khi sinh mổ cần chú ý điều gì?
Bác sĩ khuyên mẹ bầu sau khi sinh mổ, phát hiện có thai sớm nên đi siêu âm càng sớm càng tốt. Bác sĩ siêu âm sẽ xem xét vết mổ và chỗ đậu thai có đảm bảo an toàn hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi bạn một số lí do vì sao phải sinh mổ và biến chứng thai kì gặp ở kì thai trước để tư vấn phù hợp cho bạn.
Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đặc biệt đến vết mổ cũ có gây đau không? Nếu bạn nhận thấy những cơn đau nhói không dứt thì cần phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Khám thai định kì là cách tốt nhất để giảm bớt các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi, tránh những diễn biến xấu trong thai kì.
Thông thường, khi bạn đã sinh mổ lần 1 thì lần 2 cũng được khuyến cáo nên sinh mổ để đảm bảo an toàn. Bạn nên hỏi kĩ bác sĩ về lịch mổ, đa phần mổ sớm hơn ngày dự kiến sinh để tránh trường hợp chuyển dạ, bục vết mổ.
Thăm khám là điều cần thiết nhất dành cho bạn
Khuyến cáo sau khi sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại?
Sau sinh mổ, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên để khoảng cách ít nhất 2 năm thì có thai lại. Lúc này sẹo tử cung đã lành lặn. Trước khi mang thai mẹ bầu cũng nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra kĩ lưỡng.
Trường hợp thai nhi dưới 10 tuần tuổi nên được thăm khám cẩn thận. Nếu bạn không có vấn đề gì về sức khỏe, vết mổ ổn định, việc giữ thai sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ bầu phải theo sát thai kì, nhất là những tháng cuối khi mang thai, thai nhi to lên cần phát hiện sớm bất thường tránh vỡ tử cung.
Có thai sau khi sinh mổ nên thực hiện khuyến cáo mổ chủ động trong khoảng tuần 38 – 39 của thai kì để ngăn biến chứng xấu.
Có thai là điều may mắn và tốt lành, nhưng mẹ bầu cũng nên chủ động trong việc chuẩn bị kiến thức và sức khỏe khi mang thai. Chúc bạn sức khỏe và cán đích an toàn!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...