Phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI là gì?
Tìm hiểu rõ thụ tinh nhân tạo IUI là gì?
Thụ tinh nhân tạo IUI là biện pháp điều trị vô sinh hiếm muộn. IUI là tên viết tắt của intrauterine insemination, nghĩa là đưa tinh trùng của người chồng (đã được sàng lọc) vào tử cung của người vợ vào đúng ngày rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai.
IUI cần được phân biệt rõ với thụ tinh trong ống nghiệm để các cặp vợ chồng có thêm hiểu biết tăng thêm cơ hội làm cha, mẹ.
Ai là đối tượng của phương pháp IUI?
Không phải bất kì ai đều có thể áp dụng phương pháp IUI. Phương pháp này chủ yếu được bác sĩ khuyến khích áp dụng cho những đối tượng như:
- Cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân: Có rất nhiều cặp đôi không rõ nguyên nhân hiếm muộn là gì mặc dù đã thực hiện nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác nhau. Bác sĩ khuyên người vợ nên theo dõi, áp dụng thuốc kích trứng để tăng cơ hội IUI thành công.
- Người chồng tinh trùng yếu, xuất tinh sớm: Nếu nguyên nhân gây hiếm muộn xuất phát từ người chồng xuất tinh ngược dòng, tinh trùng chất lượng kém, số lượng ít, kích thước dị tật… nên áp dụng IUI để chọn lọc tinh trùng chất lượng tốt nhất.
- Chị em hiếm muộn do bất thường ở cơ quan sinh dục: Trường hợp chị em có lớp nhầy tử cung dày khiến tinh trùng không có khả năng bơi vào âm đạo, hoặc dị tật ở cổ tử cung, sẹo tử cung, chất lượng trứng kém, rụng trứng không đúng chu kì… đều gây cản trở khả năng thụ tinh.
- Người vợ bị dị ứng tinh dịch: Điều bất ngờ là không ít chị em bị dị ứng với thành phần protein có trong tinh trùng của người chồng. Chị em sẽ thấy biểu hiện sưng tấy, viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến cản trở khả năng di chuyển của tinh trùng. IUI sẽ giúp tăng cơ hội mang thai nhiều hơn.
- Người mẹ đơn thân muốn có cơ hội làm mẹ: Pháp luật có điều khoản mẹ đơn thân muốn mang thai, có thể nhận tinh trùng hiến tặng. Bạn cần cân nhắc kĩ các vấn đề về cận huyết nếu muốn áp dụng biện pháp này.
Tỉ lệ thành công của thụ tinh nhân tạo IUI là bao nhiêu?
IUI là biện pháp hiện đại giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội được làm mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của phương pháp này hiện chỉ đạt 15 – 20%, nếu tinh trùng và trứng đạt tiêu chuẩn quy định.
Ngoài ra, nếu để trứng rụng tự nhiên, tỉ lệ thành công chỉ khoảng 6%; nếu sử dụng biện pháp kích trứng, tỉ lệ thành công có thể lên đến 26%. Biện pháp này cũng làm tăng khả năng mang đa thai nhiều hơn (khoảng 23 – 30%).
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tỉ lệ thành công còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như: chất lượng trứng, tinh trùng…
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của phương pháp IUI
- Ưu điểm của phương pháp IUI:
Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, làm tăng cơ hội có thai tới nhiều gia đình. Đây cũng là phương pháp được đánh giá độ an toàn cao, dễ thực hiện, giúp tinh trùng bơi nhanh hơn để gặp trứng, khiến cơ hội thụ thai cao hơn. IUI cũng tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Ngoài ra, ưu điểm lớn nữa là IUI chỉ hỗ trợ trứng gặp tinh trùng, còn lại quá trình thụ thai và mang thai hoàn toàn tự nhiên.
- Nhược điểm của phương pháp IUI:
Phương pháp IUI bắt buộc phải có mặt bởi cả vợ và chồng nên đa phần ảnh hưởng lớn đến công việc của hai người. Sau quá trình kích trứng và bơm tinh trùng, người vợ cũng cần theo dõi cẩn trọng để đánh giá phương pháp có thành công hay không.
IUI khiến tăng tỉ lệ mang đa thai. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều rủi ro trong thai kì. Quá trình kích trứng của IUI còn có thể dẫn đến hội chứng OHSS làm tăng các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau bụng dưới…
Quy trình thực hiện IUI như thế nào?
Cụ thể, quy trình phương pháp IUI được tiến hành như sau:
- Bước 1: Kiểm tra nguyên nhân hiếm muộn của vợ và chồng:
Kiểm tra sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguyên nhân gây hiếm muộn. Điều này giúp bác sĩ chuyên khoa xác định các vấn đề gặp phải ở vợ/ chồng để điều trị trước khi thực hiện IUI.
- Bước 2: Kích trứng: Khi sử dụng biện pháp kích trứng bằng thuốc uống hoặc tiêm sẽ khiến buồng trứng sản xuất tốt hơn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm để lựa chọn thời điểm trứng rụng chuẩn xác nhất.
- Bước 3: Lọc tinh trùng: Tinh trùng của người chồng được chọn lọc kĩ càng để đáp ứng nhu cầu tinh trùng khỏe, không bị dị tật, khả năng di chuyển tốt. Bác sĩ có thể phải chọn lọc bỏ đi những tinh trùng có khả năng gây dị ứng để đem lại kết quả tốt nhất.
- Bước 4: Tiến hành IUI: Bác sĩ sẽ đưa tinh trùng đạt chuẩn vào tử cung để tăng cơ hội thụ tinh. Sau khi bơm tinh trùng, chị em cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, không di chuyển.
Sau khi tiến hành IUI chị em có thể nhận thấy các biểu hiện đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo nhẹ (biến mất sau vài ngày), căng tức vùng bụng dưới. Đây là triệu chứng bình thường có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Nếu bạn bị sốt, đau đầu, choáng váng, chảy nhiều máu… cần nhanh chóng tới bệnh viện để được tư vấn kịp thời.
Trên đây là những điều bạn cần biết về phương pháp IUI – thụ tinh nhân tạo. Mong rằng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn sớm có cơ hội được làm cha, mẹ.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...