Cơ thể bạn sẽ thay đổi thế nào trước và sau khi chuyển phôi?

09:53 Ngày 07/01/2021
Nếu chuyển phôi thành công, cơ thể của bạn sẽ có rất nhiều biến đổi rõ rệt. Bạn có thể sẽ nhận thấy những dấu hiệu mệt mỏi, đau tức bụng, đau ngực, đau lưng…. Liệu những biểu hiện này có đáng lo ngại không và làm thế nào để giảm bớt những hiện tượng khó chịu này? Hãy cùng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dưới đây nhé!

Trước khi chuyển phôi cơ thể phải đạt những tiêu chí nào?

Hiện nay có hai trường hợp chuyển phôi trữ và phôi tươi. Nếu bạn chuyển phôi trữ cần phải chuẩn bị tiêm nội tiết trước 10 – 15 ngày để niêm mạc tử cung dày lên. Khi niêm mạc đạt tối thiểu 8mm và vượt qua các tiêu chuẩn về hình dáng, vị trí… mới đủ điều kiện tiến hành chuyển phôi.

Bác sĩ thường tư vấn niêm mạc đạt từ 8-13mm là đpẹ nhất để chuyển phôi. Tuy nhiên, thời gian chuyển phôi còn tùy thuộc vào sức khỏe của bạn.

sau-khi-chuyen-phoi-1

Quy trình chuyển phôi trữ cho bạn tham khảo

Kinh nghiệm trước chuyển phôi, ngoài việc uống thuốc, đặt thuốc theo đơn của bác sĩ đúng giờ giấc. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một vài điều để  nâng cao sức khỏe thể chất và tâm lý như sau:

- Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, không nên ăn những món ăn cay, nóng, dễ gây táo bón, tiêu chảy, tuyệt đối tránh các chất kích thích và đồ ăn gây dị ứng như hải sản, đồ ăn lạ…

- Chế độ sinh hoạt: Trước khi chuyển phôi bạn nên thường xuyên vận động, tập Yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai, tâm lý vui vẻ, tăng sức đề kháng phòng tránh các bệnh vặt như ho, cảm cúm…Trước khi chuyển phôi 24 tiếng không nên quan hệ vợ chồng.

Sau khi chuyển phôi cơ thể sẽ thay đổi như thế nào?

Trong ngày chuyển phôi

Khi đã đạt tiêu chuẩn về sức khỏe, niêm mạc tử cung đạt độ dày nhất định, bạn sẽ được bác sĩ hẹn lịch chuyển phôi. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn uống khoảng 300ml nước để bụng căng lên dễ nhìn thấy hình ảnh siêu âm, bàng quang căng tức cũng giúp ép tử cung, tăng cơ hội phôi bám. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước để tránh đi tiểu ngay sau khi chuyển phôi.

Sau khi chuyển phôi xong, bạn nên nằm ít nhất 3 – 5 tiếng để theo dõi rồi mới ra về. Khi về nên di chuyển bằng taxi để tránh đường xóc.

Sau chuyển phôi ngày 1

Sau chuyển phôi chị em có thể cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Tình trạng này không có gì đáng lo lắng. Bạn đi lại nhẹ nhàng, không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh. Ngoài ra, cũng cần giữ vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo, không dùng các loại hóa chất tẩy rửa vùng kín.

Bạn nên nằm nhiều hơn đi lại, có thể nằm bất cứ tư thế nào miễn sao cảm thấy thoải mái là được.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên ăn nhiều trứng luộc và cháo cá chép. Ngoài ra, có thể kết hợp các loại hoa quả có tính mát như bơ, chuối… Không nên ăn các thực phẩm dễ gây co bóp tử cung như dứa, rau ngót, rau dăm…Đặc biệt bạn cũng cần chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn này, không nên ăn các loại đồ tái chín, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

sau-khi-chuyen-phoi-2

Không nên ăn dứa, đu đủ dễ gây sảy thai

Về chế độ sinh hoạt, bạn nên nằm nhiều trên giường, không nên vận động nặng. Bạn không nên nằm dưới sàn, tránh gồng cơ bụng khi ngồi. Bạn không nên tập yoga hay bất cứ bài tập nào sau khi chuyển phôi để tránh ảnh hưởng đến tử cung.

Xem thêm: 15 điều nên chuẩn bị trước khi mang thai

Sau chuyển phôi ngày 2

Về cơ bản cơ thể của bạn vẫn chưa cảm thấy gì nhiều thay đổi. Nếu nhanh bạn có thể thấy hơi đau ở đầu ti, cảm giác buồn tiểu vẫn còn.

Lí giải điều này, bác sĩ cho rằng sự làm tổ của thai nhi còn phụ thuộc vào chất lượng phôi, nội mạc tử cung và chế độ sinh hoạt của bạn. Bạn vẫn nên duy trì không nên đi lại nhiều, không bưng vác các vật nặng, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng. Bạn hãy giữ tâm lý ổn định, không nên quá lo lắng.

Sau chuyển phôi ngày 3-5

Đây là thời điểm phôi đang làm tổ trong tử cung. Bạn nên tránh tuyệt đối các thực phẩm gây táo bón hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp bạn bị táo bón cũng không nên rặn mà hãy thay đổi chế độ ăn để tránh co bóp tử cung.

Một số thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này là:

- Cảm thấy quặn, nặng bụng dưới.

- Nhói bụng dưới.

- Căng tức ngực, đau đầu ti, khó thở.

- Đau lưng hoặc đau 2 bên hông.

- Có thể thấy một vài giọt máu màu hồng hoặc nâu.

sau-khi-chuyen-phoi-3

Đau lưng là một trong những dấu hiệu thai nhi đang làm tổ

Trên đây là những dấu hiệu chuyển phôi thành công, phôi thai đang phát triển trong tử cung của người mẹ. Nếu nhận thấy các cơn đau hoặc ra máu nhiều  bất thường bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Bạn có thể mua que thử thai khi nhận thấy các biểu hiện này.

Tuy nhiên, có rất nhiều chị em không cảm nhận được các dấu hiệu trên nhưng thai nhi vẫn làm tổ thành công. Chị em đừng nản lòng, không nên áp lực tâm lý mà hãy kiên nhẫn chờ đợi thêm.

Sau chuyển phôi ngày 6

Dấu hiệu bụng dưới đau lâm râm vẫn còn có thể kéo dài thêm một vài ngày nữa. Đây là ảnh hưởng của nội tiết tố đang có nhiều thay đổi. Ngoài ra, chị em có thể thấy khí hư ra nhiều hơn, âm đạo ẩm ướt cũng do hormone đang tăng cao.

Sau chuyển phôi ngày 7 

Chị em có thể nhận thấy các cơn đau đầu, mệt mỏi sau khi chuyển phôi. Thậm chí, nhiều chị em còn cảm giác người nóng như sốt. Bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc nào mà chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Nếu mệt nhiều có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sau chuyển phôi ngày 8 

Thời gian này chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi nhiều ngày. Nhiều chị em còn thường xuyên cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em ngược lại cảm thấy ăn không ngon miệng, mệt mỏi, buồn nôn.

Sau chuyển phôi ngày 9-10 

Chị em có thể nhận thấy dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, thở khó. Ngoài ra, việc đặt thuốc trong những ngày này cũng trở nên khó khăn hơn. Bạn sẽ cảm thấy việc đưa thuốc vào chật chội hơn.

Sau chuyển phôi ngày 11-13

Đây là thời điểm lí tưởng bạn nên thử thai vì kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, do đang sử dụng thuốc nội tiết nên rất nhiều chị em có thể bị dương tính giả. Tốt nhất chị em cứ thoải mái tâm lý để thai đậu, không nên quá lo lắng, bất an.

Sau chuyển phôi ngày 14 

Hầu hết chị em sẽ được xếp lịch đến bệnh viện để lấy máu thử beta HCG. Nồng độ beta HCG sau khoảng 2 tuần chuyển phôi sẽ đạt mức 25 IU/l được chẩn đoán kết quả là có thai. Nếu sau 2 ngày sau nồng độ Beta tăng gấp đôi sẽ có kết quả chính xác là có thai.

Trên đây là những tổng hợp thay đổi cơ thể của mẹ bầu sau khi chuyển phôi. Chúc bạn thụ tinh trong ống nghiệm thành công và sớm đón con yêu của mình!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI