Chế độ dinh dưỡng sau khi chuyển phôi: nên ăn gì để tăng tỉ lệ thụ thai

04:18 Ngày 05/02/2021
Sau chuyển phôi nên ăn uống như thế nào là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu vừa thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho phôi bám tốt, tăng khả năng thành công. Bạn hãy chú ý xây dựng thực đơn theo gợi ý của bác sĩ sản khoa dưới đây nhé!

Sau chuyển phôi là giai đoạn “nhạy cảm” quyết định quá trình thụ tinh trong ống nghiệm có thành công hay không. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp phôi nhanh chóng làm tổ và là bước đệm để thai nhi phát triển sau này.

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chị em nên chuẩn bị dinh dưỡng từ thời điểm trước khi chuyển phôi sẽ tốt cho thai nhi hơn. Dưới đây là những nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung hàng ngày:

1. Nhóm chất béo không bão hòa đơn

che-do-dinh-duong-sau-khi-chuyen-phoi-1

Nhóm thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chị em ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn sẽ tăng cường 3 – 4 lần cơ hội có thai cho những người áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Tuy nhiên, chị em cần phải đặc biệt chú ý là chị em ăn nhiều chất béo bão hòa như các loại thịt đỏ, bơ động vật… sẽ khiến cản trở quá trình thai làm tổ. Vì vậy bạn phải phân biệt được các chất béo bão hòa và không bão hòa nhé.

Nhóm thực phẩm chất béo không bão hòa đơn bao gồm: các loại rau xanh, dầu thực vật, các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc… Mẹ bầu nên tăng cường ăn các nhóm thực phẩm này ít nhất 3 tháng trước khi chuyển phôi và sau khi chuyển phôi.

2. Nhóm các thực phẩm giàu acid folic

Axit folic là hoạt chất không thể thiếu đảm nhiệm vai trò phát triển và phân chia các loại tế bào. Đặc biệt, bổ sung đầy đủ axit folic còn giúp ngăn ngừa sảy thai, giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, thai vô sọ…

Mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại hạt như hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, đậu phộng, các loại rau lá màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt, măng tây, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà…

 3. Nhóm thực phẩm giàu đạm

che-do-dinh-duong-sau-khi-chuyen-phoi-2

Thực phẩm giàu protein lành mạnh

Chất đạm (protein) là hoạt chất cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.  Đạm giúp tạo nên mô tế bào, cấu thành nên xương, cơ, đại não và các cơ quan nội tạng ở thai nhi. Thời kì quan trọng nhất để phát triển các cơ quan như tim, gan, đường ruột, phổi… là 3 tháng đầu của thai nhi nên mẹ bầu cần phải bổ sung đạm ngay từ thời điểm này. Nếu cơ thể mẹ bầu bị thiếu đạm sẽ dẫn tới tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, sảy thia, thai chết lưu, ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ.

Do vậy, chị em nên tăng cường ăn các loại thịt, hải sản, trứng, sữa, cá nước ngọt, đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, hạt hướng dương, rau xanh, hạt mè, các loại hải sản… để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể.

4. Nhóm thực phẩm giàu sắt

Sắt là hoạt chất chuyển hóa thành máu huyết. Trong giai đoạn mang thai cơ thể chị em cần có lượng máu gấp 3 lần bình thường vì vậy bổ sung thực phẩm giàu sắt luôn là điều cần thiết.

Sau khi chuyển phôi mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại động vật thân mềm như nghêu, sò, hàu, ốc, điệp; gan động vật, ngũ cốc, hạt bí ngô, chocolate đen, bột ca cao, các loại thịt đỏ… để tăng cường máu huyết.

 5. Nhóm thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất có vai trò quan trọng giúp phát triển xương của trẻ. Ước tính chị em nên tăng cường uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu 1.000mg canxi mỗi ngày.

6. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

che-do-dinh-duong-sau-khi-chuyen-phoi-3

Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất 

Vitamin có trong rất nhiều loại rau xanh, hoa quả. Tuy nhiên nhiều chị em lo lắng không biết sau khi chuyển phổi nên ăn hoa quả gì? Bạn nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại các loại virus, vi khuẩn. Vitamin C còn giúp chuyển hóa sắt thành hồng cầu, giúp giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Ngoài các loại cam, quýt, chanh, bạn có thể ăn các loại lựu, bơ, táo, kiwi… giàu vitamin A, B, C. Một số loại hoa quả khác rất có lợi cho sức khỏe như: chuối chín, quả dứa, nho, mơ, cherry, lê, dâu tây, việt quất, dưa hấu, xoài, mãng cầu ta, hồng xiêm…

Xem thêm: Cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào trước và sau khi chuyển phôi?

7. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả nên bổ sung nhiều trong thực đơn của mẹ bầu. Chị em nên tăng cường ăn các loại thực phẩm rau lá có màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau cải ngọt, rau mồng tơi, rau dền, rau muống, cải cầu vồng, rau xà lách…

Một số loại rau củ dễ mua và dễ chế biến như: cà rốt, khoai lang, khoai tây, củ sen… đều có lượng beta carotene và hàm lượng vitamin A cao rất an toàn cho chị em.

Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi sau khi chuyển phôi nên ăn gì để tăng khả năng đậu thai. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều gợi ý tuyệt vời cho thực đơn bữa ăn cùng với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhanh có tin vui nhé!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI