15 điều nên chuẩn bị trước khi mang thai
1. Khám sức khỏe sinh sản
Để biết chắc chắn cơ thể có khỏe mạnh hay không bạn cần phải thực hiện khám tiền sản cả hai vợ chồng. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình, tư vấn các loại thuốc bạn nên dừng trước khi muốn có thai.
Nếu bạn mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao, hen suyễn… cần phải được tầm soát trước khi mang thai. Bác sĩ có thể tư vấn bạn làm xét nghiệm máu, xét nghiệp nước tiểu, khám phụ khoa, siêu âm tử cung, buồng trứng… để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra, một số bệnh lý di truyền như: thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, rối loạn di truyền… cũng sẽ được tầm soát để tư vấn kịp thời cho bạn.
Khám tiền sinh sản cần thực hiện cả hai vợ chồng
2. Không dùng chất kích thích
Nếu vợ chồng bạn có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá nên loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Sử dụng các chất kích thích có thể gây hại cho tinh trùng và trứng, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, suy dinh dưỡng thai kì. Các chất kích thích không chỉ cản trở khả năng thụ thai mà còn
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn nên duy trì chế độ ăn chín, uống sôi ngay từ khi chưa có thai. Bạn nên hạn chế tối đa các thực phẩm sống, phô mai chưa nấu chín, nem chua… đều có chứa vi khuẩn làm tăng nguy cơ sảy thai.
Chế độ ăn uống lành mạnh của bạn không cần nhiều đồ bổ dưỡng, chỉ cần chú trọng nhiều ngũ cốc, trái cây, rau xanh, sữa, thịt, cá… để tăng cường bổ sung vitamin, canxi, kẽm, magie, protein… Một chế độ dinh dưỡng tốt còn giúp trứng và tinh trùng khỏe mạnh, tăng cơ hội thụ thai.
4. Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai
Một số vắc xin bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai là: Cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi – quai bị- rubella… ít nhất 1 – 3 tháng trước khi có thai. Bạn nên đến cơ sở uy tín để được tư vấn cụ thể hơn.
Các loại vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
5. Giảm lượng caffeine
Nếu bạn muốn mang thai nên giảm ngay lượng caffeine tiêu thụ trong ngày. Vì caffeine có thể làm giảm khả năng sinh sản của bạn, nên tốt nhất không nên dùng quá 200ml/ngày.
6. Không tiếp xúc hóa chất độc hại
Nếu bạn đang làm việc tại môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại cần phải tránh xa ngay. Các chất phóng xạ có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và đe dọa thai kì của bạn. Kể cả những loại thuốc tẩy rửa, sơn móng tay, sơn tường… cũng rất hại đến thai nhi.
7. Giữ tinh thần lạc quan
Mặc dù bạn đang nóng lòng muốn thụ thai cũng không nên áp lực tâm lý. Bạn hãy thư giãn nhiều nhất có thể, tâm sự với chồng và các thành viên trong gia đình về những âu lo của bạn để tâm trạng thoải mái, lạc quan thì khả năng thụ thai cũng cao hơn.
8. Đừng quên gặp nha sĩ
Trong quá trình bầu bí bạn rất dễ bị các bệnh lý nha khoa do nội tiết tố gia tăng. Vì vậy bạn cần phải đi khám răng để xử lí các vấn đề về răng miệng, nướu… trước khi mang bầu.
9. Giữ thói quen tập thể dục
Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng tự nhiên, giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể tập yoga, bơi lội, đi bộ… sẽ giúp tăng khả năng thụ thai. Trong thai kì tập thể dục cũng giúp bạn duy trì được thai kì khỏe mạnh.
Tập thể dục trước và trong khi mang thai đều tốt cho sức khỏe
10. Kiểm soát cân nặng của cơ thể
Cân nặng đạt chuẩn BMI sẽ giúp bạn thụ thai tốt hơn và hạn chế được các bệnh lý tiểu đường thai kì, huyết áp cao… khi mang thai. Chỉ số BMI thấp cũng khiến mẹ sinh con dễ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Bạn có thể hỏi bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để thiết lập chế độ ăn uống cho phù hợp.
11. Vững vàng về tài chính
Bạn đang có ý định mang thai và sinh con cần phải lên kế hoạch chi tiết về tài chính để có thể chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất. Ngoài ra, việc mua bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm thai sản cũng rất phù hợp cho hoàn cảnh của bạn.
Xem thêm: Sảy thai bao lâu nên có thai lại?
12. Dừng ngay thuốc tránh thai
Đương nhiên bạn muốn mang thai thì phải dừng các biện pháp tránh thai trước đó. Bạn nên nghỉ dùng thuốc tránh thai ít nhất 1 tháng trước khi bầu để nội tiết tố được cân bằng, ổn định chu kì kinh nguyệt và mang thai sớm.
13. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Để thụ thai tốt nhất bạn nên quan hệ vào ngày rụng trứng. Muốn biết ngày rụng trứng bạn cần tìm hiểu thêm về chu kì kinh nguyệt và theo dõi qua một vài tháng.
Hiện nay trên điện thoại có rất nhiều app tính chu kì kinh bạn có thể tham khảo để biết chính xác những ngày tăng cơ hội thụ thai.
14. Bổ sung axit folic
Axit folic rất quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Bổ sung axit folic đầy đủ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bạn nên uống vitamin tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa là tốt nhất.
Nhóm thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu
15. Sẵn sàng tâm lý có con
Bạn nên trao đổi với chồng về việc có nên mang thai ở thời điểm này hay không, phải chuẩn bị những gì cho việc làm bố mẹ, cân nhắc công việc và gia đình, chăm con như thế nào….
Nếu bạn đã sẵn sàng tâm lý mang thai, sinh con và chăm sóc con nhỏ thì đã đến lúc bạn đón chào con yêu của mình.
Mong rằng những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị kì mang thai thuận lợi nhất! Chúc bạn sẽ có những em bé đáng yêu và khỏe mạnh như mong đợi!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...