Tử cung lạnh – Nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nữ
Quan điểm tử cung lạnh theo Y học hiện đại
Tử cung được ví như ngôi nhà để thai nhi sinh trưởng. Khi tử cung lạnh, không đủ khí huyết sẽ khiến chị em rất khó để thụ thai và giữ thai. Điều này được ví như mảnh đất khô cằn khiến cây cỏ không thể sinh sôi.
Đặc biệt, với chị em đang mang thai, khí huyết càng đóng vai trò quan trọng để điều hòa kinh nguyệt, thụ thai. Tử cung phải có đủ khí huyết mới có thể nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt.
Tử cung lạnh có thể do một số nguyên nhân gây nên như:
- Do chị em quan hệ tình dục quá mức, hao tổn tinh khí.
- Do cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa khiến hấp thụ dinh dưỡng kém.
- Do khí huyết không lưu thông được đến tử cung.
- Do bẩm sinh.
- Do chị em căng thẳng, thường xuyên suy nghĩ quá độ, cơ thể ít vận động, ăn uống không đủ dinh dưỡng khiến khí huyết trong cơ thể không lưu thông đều đặn.
- Do thói quen ăn uống nhiều đồ lạnh, ngủ nghỉ ở sàn nhà lạnh.
Chị em có thể nhận biết dấu hiệu tử cung lạnh thông qua các triệu chứng như:
- Cơ thể lạnh buốt, ngay cả khi mặc áo ấm cũng vẫn cảm thấy lạnh, chân tay buốt.
- Suy giáp, đi tiểu nhiều vào ban đêm, tiêu hóa kém.
- Thường xuất huyết trước kì kinh hoặc có máu đóng cục trong kì kinh nguyệt. Đặc điểm chu kì kinh nguyệt ngắn, đau thắt lưng trong ngày có kinh.
- Sảy thai nhiều lần.
- Bị vô sinh – hiếm muộn.
Một số dấu hiệu nhận biết tử cung lạnh
Quan điểm của Y học cổ truyền về tử cung lạnh
Đông y gọi “tử cung lạnh” là “bào cung lãnh” thường dùng cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt sẫm màu, thống kinh… hay bào cung lãnh là thuật ngữ chỉ bào cung hư hàn khiến kinh nguyệt của người phụ nữ rối loạn, thống kinh, kinh nguyệt sẫm màu, vón cục…
Đông y cho rằng: “Bào thai liên hệ vào thận và tâm bào lạc, thận và tâm bào lạc đều là âm tạng cả, nếu hư thì phong hàn lọt vào tử cung sẽ tuyệt không có con” (Hải Thượng Tông Y). Vì vậy, tử cung lạnh thường rất khó để giữ thai. Một số chị em bẩm sinh đã bị tử cung lạnh nhưng số khác thường xuyên mệt mỏi, lao lực quá mức, ăn uống kém cũng làm khí huyết không nuôi dưỡng được bào cung dẫn đến tình trạng này.
Chị em bị tử cung lạnh thường có dấu hiệu chung như: đau bụng kinh, kinh nguyệt muộn, rong kinh, màu kinh tím đen hoặc nhạt màu. Chị em còn cảm thấy luôn lạnh buốt toàn thân, lưng gối đau mỏi, bụng dưới khó chịu, đại tiện lỏng, đau đầu, chóng mặt…
Điều trị tử cung lạnh cần chú ý bổ huyết, tăng cường chức năng thận, tăng kiện tỳ cơ thể mới có đủ khí huyết.
Bài thuốc điều trị tử cung lạnh theo Đông y
Trong sách Thiên Phụ đạo xán nhiên của Hải Thượng Lãn Ông có chép lại, phải lấy thuốc ôn ấm trừ phong hàn kiêm thêm thuốc bổ dưỡng khí huyết mới chữa được tận gốc vấn đề. Nhưng cốt lõi thai do dương tinh gây ra, phải thêm âm huyết giữ lại mới có thể giữ được thai nhi ở tử cung của người phụ nữ.
Vì vậy, điều trị tử cung lạnh được chia làm các bài thuốc sau:
- Bài thuốc điều trị thể khí hư:
+ Biểu hiện: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người hoa mắt, chóng mặt, kinh nguyệt chậm, rong kinh, mặt nhợt nhạt, lưỡi rêu trắng, mạch hư nhược.
+ Pháp trị: Cần bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt.
+ Bài thuốc bao gồm:
Nhân sâm 8g Phục linh 12g
Bạch truật 16g Hắc hương 6g
Ngũ vị 8g
+ Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Xem thêm: Lưu lại ngay 5 bài thuốc Đông y chữa động thai hiệu quả
- Bài thuốc điều trị thể hư hàn:
+ Biểu hiện: Chị em bị bụng dưới lạnh, đau bụng nhiều, kinh nguyệt ngắn, màu kinh nhạt, mạch trầm trì.
+ Pháp trị: Ôn trung bổ hư khu hàn.
+ Bài thuốc bao gồm:
Ngải cứu 10g Hoàng kỳ 20g
Đương quy 12g Bạch thược 15g
Xuyên khung 15g Ngô thù du 8g
Bạch thược 15g Hương phụ 10g
Thục địa 15g Sơn thù 10g
Tục đoạn 12g Quan quế 4g
+ Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị thể dương hư:
+ Biểu hiện: Bụng dưới đau tức, khó chịu, kinh nguyêt chậm, máu kinh màu đen, kinh nguyệt vón cục, da mặt sạm, chất lưỡi đỏ, mạch trầm nhược.
+ Pháp trị: Ôn dương bổ hư.
+ Bài thuốc gồm các vị:
Nhục thung dung 16g Kỷ tử 10g
Đại phu tử 4g Quan quế 20g
Xà sàng tử 10g Ba kích 15g
+ Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Một số biện pháp phòng chống tử cung lạnh
Chị em có thể ngăn ngừa bị chứng tử cung lạnh bằng cách:
- Tuyệt đối không nên ngồi, nằm ngủ ở sàn nhà lạnh, ướt.
- Giữ chân tay luôn ấm, mang giày, bít tất vào mùa đông.
- Nếu gặp trời mưa cần lập tức thay quần áo, sấy khô tóc.
- Không uống nhiều đồ lạnh, nhất là trong những ngày kinh nguyệt. Không ăn uống đồ lạnh khi dạ dày đang rỗng.
- Tăng cường ăn thức ăn nóng, có thể thêm gừng vào trà, nước để tử cung ấm.
- Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ. Luôn giữ ấm chân, nhất là trong mùa lạnh.
- Bạn có thể tham khảo các bài tập Yoga, massage huyệt Tam âm giao ở bàn tay để tay chân luôn ấm.
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ thai kì cho mẹ bầu Việt
Tử cung lạnh là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn. Bài thuốc “Thái Sơn bàn thạch thang” được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền đem lại công dụng bổ tỳ kiện, bổ thận, giúp an thai hiệu quả. Y học hiện đại cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu khẳng định công dụng của bài thuốc này.
Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên bài thuốc cổ "Thái sơn bàn thạch thang"
Khang mẫu nhi là sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang”. Ngoài những thảo dược có sẵn trong bài thuốc, Khang mẫu nhi còn gia giảm thêm các vị A giao giúp ngăn chặn chảy máu, Củ gai giúp an thai, Hoa hòe giúp bổ huyết.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, an toàn cho mẹ bầu.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...