Sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung có làm sao không?
Như thế nào là sảy thai sớm tự nhiên?
Sảy thai tự nhiên được chia làm 3 dạng:
- Sảy thai hoàn toàn: Bạn sẽ nhận thấy ra máu âm đạo, máu huyết ra nhiều, xuất hiện cục máu đông, túi thai lọt ra ngoài, đây là tình trạng gặp nhiều nhất trong những tuần đầu thai kì.
- Sảy thai không hoàn toàn: Đây là trường hợp thai nhi có túi thai, có phôi thai, thai nhi đã có tim, nhưng sau đó thai nhi ngừng phát triển, không phát hiện thấy tim thai. Túi thai vẫn ở bên trong tử cung thì được gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng, băng huyết dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
- Không có phôi thai: Thai nhi có trứng trống, túi thai rỗng không có phôi thai. Đây là một biến chứng thai ngừng phát triển. Khi gặp hiện tượng này cũng cần phải thăm khám và lấy thai khẩn cấp để tránh nhiễm trùng tử cung, thậm chí phải cắt bỏ tử cung.
Sảy thai tự nhiên trong 3 tháng đầu thai kì là hiện tượng khá phổ biến, chiếm khoảng 20%. Mẹ bầu nên có kiến thức thai kì để tránh những biến chứng nguy hiểm khi mang thai.
Sảy thai sớm, túi thai thoát ra ngoài
Nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên là gì?
Mẹ bầu hãy chú ý một số nguyên nhân thường gây sảy thai tự nhiên như:
- Cấu trúc thai nhi dị dạng: Các vấn đề tử cung có sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi... đều dẫn đến nguy cơ tự đào thải thai nhi.
- Bệnh lý về tử cung: Bạn bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung, nạo phá thai nhiều gây mỏng tử cung, buồng trứng đa nang... đều gây ảnh hưởng đến bào thai.
- Thai phụ có vấn đề về nội tiết tố: Các vấn đề như suy hoàng thể, bệnh tuyến giáp... đều dẫn đến thai nhi phát triển chậm, suy thai.
- Mắc bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa: Các bệnh về viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến... đều dẫn đến ảnh hưởng thai nhi.
- Bệnh lý nội khoa từ cơ thể mẹ: Người mẹ bị bệnh tim mạch, thiếu máu, tiểu đường, bệnh tuyến giáp... có thể khiến sảy thai sớm.
- Bất thường về nhiễm sắc thể: Khi trứng gặp tinh trùng hình thành phôi thai có nhiễm sắc thể bất thường dẫn đến thai nhi tự ngừng phát triển.
- Mắc hội chứng Anti phospholipid: Dẫn đến viêm tắc vi thể, thai nhi bị thiếu máu và oxi.
Nếu bạn bị sảy thai sớm một lần và chuẩn bị mang thai trong lần kế tiếp nên đi thăm khám để làm rõ nguyên nhân.
Thai ngừng phát triển được chẩn đoán qua siêu âm
Sảy thai sớm có gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Sảy thai sớm gặp ở rất nhiều người, thậm chí có nhiều chị em sảy thai liên tiếp 2 -3 lần kế tiếp. Bạn nên kết hợp thăm khám cả hai vợ chồng để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị thích hợp.
Bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn bạn thực hiện xét nghiệm nội tiết tố, khám tử cung, buồng trứng, xét nghiệm tinh dịch đồ của người chồng, nhiễm sắc thể của hai vợ chồng... để phát hiện sớm nguyên nhân sảy thai sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách giải quyết phù hợp dành cho bạn.
Trường hợp bạn bị bệnh lý về tử cung, nên thực hiện phẫu thuật chữa bệnh trước khi có ý định mang thai. Nếu bạn bị bất thường nhiễm sắc thể nên nghe tư vấn của bác sĩ để thực hiện xin trứng hoặc tinh trùng để có khả năng sinh con khỏe mạnh.
Nếu bạn bị hội chứng Antiphospholipid, sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng Heparin phân tử thấp để ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông.
Nếu không rõ nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên là gì, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn bổ sung nội tiết tố, cách dưỡng thai để giảm nguy cơ sảy thai trong lần mang thai kế tiếp. Giữ tâm trạng vui vẻ cũng giúp bạn có thai kì khỏe mạnh hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 80% thai phụ sẽ mang thai an toàn trong lần mang thai sau nên bạn không cần phải quá lo lắng. Hãy thăm khám cụ thể để được tư vấn kĩ hơn về sức khỏe khi mang thai.
Xem thêm: Điểm mặt 8 nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp
Làm thế nào để phòng tránh sảy thai sớm khi mang thai?
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ sảy thai sớm khi mang thai cho mẹ bầu tham khảo:
- Khuyến khích mẹ bầu nên tiêm chủng theo chương trình của Bộ Y tế khi mang thai như: tiêm phòng Sởi – quai bị - Rubella.
- Xét nghiệm Gen trước khi có ý định kết hôn hoặc mang thai để xác định các bệnh lý di truyền.
- Khám phụ khoa để giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa trong thai kì.
- Chị em mang thai muộn (trên 35 tuổi) cần phải kiểm tra sức khỏe, siêu âm tử cung, xét nghiệm nội tiết... để ngăn chặn các vấn đề suy buồng trứng, sinh non, dị tật bẩm sinh, nhau tiền đạo....
Sảy thai sớm là điều mẹ bầu nào cũng lo lắng. Để giảm bớt các nguy cơ dọa sảy thai, động thai, hãy liên hệ với dược sĩ của Khang Mẫu Nhi để được tư vấn cụ thể qua hotline: 0982.91.55.53 nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...