Từ A – Z những điều mẹ bầu cần biết về động thai, dọa sảy thai

04:46 Ngày 15/07/2020
Động thai, dọa sảy thai là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh động thai, dọa sảy thai như thế nào cho đúng? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Động thai, dọa sảy thai là gì?

Động thai là cách gọi khác của dọa sảy thai. Đây là tình trạng chủ yếu xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kì. Động thai là tiền đề của sảy thai, đe dọa sự phát triển của thai nhi.

Dọa sảy thai, động thai là khi thai nhi vẫn còn tồn tại trong buồng tử cung, nhưng có nguy cơ bị bong tróc và ngưng phát triển. 3 tháng đầu của thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất, khi túi thai chưa dính chắc vào tử cung và rất dễ bị bong ra ngoài.

Động thai, dọa sảy thai có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn. 40% chị em có dấu hiệu động thai bị sảy thai, tỉ lệ này chủ yếu ở phụ nữ suy nhược cơ thể và mang thai khi đã lớn tuổi (ngoài 35 tuổi).

Nhận biết triệu chứng dọa sẩy thai như thế nào?

Chị em cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu dọa sảy thai như sau:

-         Đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng.

-         Chảy máu âm đạo, lượng máu ít, màu đỏ, hồng hoặc nâu.

-         Dịch nhầy tử cung màu hồng, có thể do bong tróc nhau thai tạo nên.

dong-thai-1

Phân biệt triệu chứng động thai và sảy thai

Bạn cũng cần lưu ý các dấu hiệu trên cần phải được làm rõ qua hình ảnh siêu âm. Khi siêu âm phát hiện túi thai méo, bong tróc nhau thai thì mới khẳng định chắc chắn bạn đang bị động thai. Do vậy bất cứ dấu hiệu nào xảy ra, bạn cũng nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được tư vấn và theo dõi, tránh để hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân của động thai, dọa sẩy thai là gì?

Có rất nhiều lí do dẫn đến động thai, dọa sảy thai như sau:

-         Do thể chất của mẹ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, không đủ nội tiết và dinh dưỡng cho thai nhi.

-         Do bào thai có vấn đề về nhiễm sắc thể.

-         Do mẹ và con có bất đồng về nhóm máu.

-         Do những kích thích tử cung quá độ như quan hệ tình dục khi mới mang thai.

-         Niêm mạc tử cung quá mỏng: Phụ nữ có tiền sử nạo phá thai, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần đều khiến niêm mạc mỏng, khó giữ được bào thai.

-         Do người mẹ có bệnh lý như suy tim, bệnh về nội tiết, bệnh về tử cung( viêm nhiễm tử cung, có khối u tử cung), bệnh tuyến giáp… đều dễ gây sảy thai.

-         Do người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi đều làm tăng nguy cơ dọa sảy.

-         Người mẹ béo phì, tiểu đường hay huyết áp cao đều ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm: Bạn đang lo lắng không biết động thai ra máu bao lâu thì hết?

Phải làm gì khi bị động thai, dọa sảy thai

Dọa sảy thai, động thai là tình trạng không ai mong muốn. Vì thế bạn phải hết sức bình tĩnh, không nên quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cần chú ý:

-         Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thậm chí phải “treo chân” không hoạt động, đi lại nhiều.

-         Không tạo áp lực công việc, tránh xa stress, căng thẳng.

-         Không lao động quá mức.

-         Không quan hệ tình dục, nhất là kích thích núm vú hay xoa bụng sẽ làm tử cung bị co bóp nhiều hơn, gây dọa sảy nghiêm trọng hơn.

-         Không đấm lưng, xoa bụng dù khiến bạn dễ chịu hơn nhưng lại làm tăng nguy cơ sảy thai cao hơn.

-         Tăng cường ăn các thực phẩm an thai như cá chép, táo đỏ…

-         Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể: vitamin, khoáng chất, axitfolic, omega 3 đều tốt cho thai nhi.

-         Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

-         Điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay dùng thuốc quá liều lượng.

Phòng tránh động thai, dọa sảy thai như thế nào?

Muốn phòng tránh động thai, dọa sảy thai bạn cần lưu ý:

-         Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bạn nên uống bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, axitfolic 3 tháng đầu trước khi mang thai để cơ thể và thai nhi được khỏe mạnh.

-          Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá khi mang thai.

-         Ăn uống dinh dưỡng hợp lý: Không nên ăn các thực phẩm gây co bóp tử cung, tăng cường bổ sung ngũ cốc, rau xanh, hoa quả có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

-         Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tránh xa stress, lo âu: Có con là niềm vui, bạn không nên quá lo lắng, không để áp lực công việc ảnh hưởng tâm trạng dẫn tới nguy cơ dọa sảy.

-         Luôn khám thai đúng định kì và lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Khang mẫu nhi đồng hành cùng sức khỏe mẹ bầu

dong-thai-2

Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh từ thảo dược lành tính

Khang mẫu nhi ứng dụng những quan điểm của Đông y để hỗ trợ an thai cho mẹ bầu bằng dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Thành phần của Khang mẫu nhi bao gồm các thảo dược an thai phổ biến nhất như: Củ gai, Thục địa, Sa nhân, gia giảm thêm những vị thuốc tốt cho máu huyết của bà bầu, giảm ngay các triệu chứng đau bụng, đau đầu khi mang thai như: Hoàng cầm, Đương quy, Hoa hòe, Đỗ trọng…

Khang mẫu nhi chiết xuất bằng công nghệ hiện đại, tinh chiết dược liệu dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể. Sản phẩm an toàn tuyệt đối cho bà bầu tin dùng.

Tags: Động thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI