Từ A đến Z những điều mẹ bầu cần biết về hiện tượng sảy thai sớm

06:01 Ngày 14/07/2020
Sảy thai sớm nguyên nhân do đâu, dấu hiệu của sảy thai sớm là gì, làm thế nào để phòng tránh sảy thai sớm là những điều mẹ bầu nào cũng cần tìm hiểu kĩ.

1.     Hiện tượng sảy thai sớm là gì?

Sảy thai sớm còn có tên gọi khác là sảy thai tự nhiên, chủ yếu xảy ra ở 13 tuần đầu của thai kì. Sảy thai sớm là khi mẹ bầu bị hư thai, thai nhi đã chết trong bụng mẹ.

Sảy thai ở 3 tháng đầu thời kì mang thai chiếm khoảng 10%. Đây là tình trạng khá phổ biến và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

doa-say-thai-2

Thai nhi tự đào thải khỏi tử cung của người mẹ

2.      Dấu hiệu sảy thai sớm

Sảy thai sớm có thể nhận biết nhờ những triệu chứng cơ bản như:

-         Chảy máu âm đạo: Lượng máu khi sảy thai thường nhiều, ra ồ ạt sau đó tựa như kinh nguyệt, màu đỏ tươi.

-         Đau bụng dữ dội.

-         Đau buốt vùng thắt lưng.

-         Chuột rút thường xuyên.

-         Bỗng mất cảm giác nghén.

-         Khi đi siêu âm phát hiện tim thai không còn, thai nhi ngừng phát triển trong bụng mẹ.

Những dấu hiệu như chảy máu âm đạo, đau bụng, đau lưng… có thể nhầm lẫn với triệu chứng của dọa sảy thai, mang thai ngoài tử cung, chửa trứng… đều rất nguy hiểm đến thai nhi và người mẹ. Do vậy ngay khi nhận thấy bất kì dấu hiệu sảy thai nào bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

3.      Nguyên nhân sảy thai sớm là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến thai nhi đột ngột ngừng phát triển trong 3 tháng đầu của thai kì như:

-         Vấn đề ở thai nhi: 50% thai nhi bị nhiễm sắc thể bất thường không thể sống được trong bụng mẹ. Thai nhi và mẹ có bất đồng về nhóm máu cũng gây sảy thai sớm.

-         Người mẹ có lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thậm chí uống nhiều cafein cũng khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

-          Người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi (ngoài 35 tuổi) cũng tăng nguy cơ sảy thai.

-         Do một số bệnh lý từ người mẹ như: cao huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm…đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

doa-say-thai-2

Người mẹ có lối sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ sảy thai

4. Chẩn đoán sảy thai sớm như thế nào cho đúng

Chẩn đoán sảy thai sớm được làm rõ nhất khi bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu thai đã chết lưu trong bụng mẹ cần phải được đưa ra ngoài càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, thậm chí cả tính mạng của người mẹ.

Chẩn đoán sảy thai sớm sẽ được bác sĩ hỏi thăm về tình hình mang thai của bạn, những dấu hiệu sảy thai như ra máu, đau bụng như thế nào. Quan trọng nhất là chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm để thấy rõ phôi thai còn phát triển không, có nghe được nhịp tim thai không.

Ngoài ra khi làm xét nghiệm máu HCG thấy giảm đi nhiều so với tuổi thai chứng tỏ mẹ bầu đã bị sảy thai sớm.

Xem thêm: Sảy thai ra máu như thế nào?

5. Điều trị sau khi bị sảy thai sớm

Hiện nay điều trị sảy thai sớm theo Y học hiện đại được chia làm hai hướng như sau:

-         Điều trị không phẫu thuật:

Khi mô thai đã chết trong bụng mẹ cần phải được đưa ra ngoài ngay lập tức để tránh gây nhiễm trùng tử cung. Nếu phát hiện sảy thai sớm ở những tuần thai còn nhỏ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn chờ đợi để sảy thai tự nhiên, tử cung tự đào thai thai nhi ra ngoài hoặc dùng thuốc uống để chủ động đẩy thai nhi đã chết ra.

Khi thai nhi thoát ra ngoài sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu âm đạo ồ ạt, xuất hiện cục máu đông, đau bụng và chuột rút nhiều hơn ở người mẹ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh liều cao để tránh nhiễm trùng tử cung.

Sau khi mô thai được đẩy ra ngoài, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm siêu âm hoặc xét nghiệm HCG để chắc chắn thai nhi đã được thoát ra hoàn toàn hay chưa.

-          Điều trị phẫu thuật sảy thai sớm:

Biện pháp này thường được sử dụng khi thai nhi đã có nhiều tuần tuổi, người mẹ có dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, xuất huyết nặng. Có một số biện pháp phẫu thuật phổ biến như:

+ Hút thai: Thường được gọi là hút chân không, bác sĩ sẽ dùng ống mỏng nối với thiết bị hút chân không, đưa vào tử cung để lấy thai nhi ra ngoài. Bạn sẽ được dùng thuốc gây tê hoặc an thần khi hút thai.

+ Nạo thai: Tên gọi đầy đủ của nạo thai là nong và nạo tử cung, gọi tắt là D&C. Bạn phải được gây mê toàn thân hoặc từng vùng để thực hiện phẫu thuật này.

6. Phòng tránh sẩy thai sớm bằng thảo dược tự nhiên

An thai bằng những thảo dược lành tính của Y học cổ truyền là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho mẹ bầu đang bị dọa sảy thai, động thai, bóc tách túi thai… Sự ứng dụng hàng nghìn năm của Đông Y đã được khoa học khẳng định mang lại hiệu quả điều trị bệnh tận gốc từ máu huyết cơ thể và không gây tác dụng phụ với người dùng. Do vậy đây là phương pháp an thai tối ưu nhất được mẹ bầu tin dùng.

khang-mau-nhi

Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh

Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế 100% từ những thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền dưới nghiên cứu khoa học cụ thể về liều lượng, tinh chiết hóa học bằng dây chuyền hiện đại. Thành phần của Khang mẫu nhi một mặt giúp an thai, một mặt vừa giúp bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu, làm tăng sức đề kháng cho chị em. Khang mẫu nhi có thành phần dược liệu gồm: Củ gai, Thục địa, Sa nhân, Hoàng cầm, Đương quy, Đỗ trọng, Hoa hòe… giúp hỗ trợ loại bỏ nhanh các triệu chứng động thai, đau bụng, ra máu ở phụ nữ mang thai.

Sử dụng Khang mẫu nhi mỗi ngày kết hợp với ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các chất kích thích, rượu bia, giữ tâm trạng luôn vui vẻ, lạc quan… là những điều tốt nhất giúp thai nhi và mẹ bầu khỏe mạnh. Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm duyệt và công nhận về hiệu quả, cho phép lưu hành trên toàn quốc.

Tags: Dọa sảy thai , Điều trị dọa sảy thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI