Tổng hợp những nguyên nhân gây đau quặn bụng khi mang thai

04:11 Ngày 14/06/2021
Mẹ bầu đang bị đau quặn bụng khi mang thai khiến bạn lo lắng không yên? Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng khi mang thai giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong thai kì của mình.

Nguyên nhân gây đau quặn bụng khi mới mang thai

1. Do thai làm tổ ở tử cung

Nếu bạn thấy cơn đau quặn bụng khi mới phát hiện có thai có thể do thai nhi đang làm tổ ở tử cung dẫn đến những cơn đau kết hợp ra máu báo có thai. Bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán sự phát triển của thai nhi.  

2. Do thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã làm tổ ở ngoài tử cung, 99% thường ở vòi trứng. Tình trạng này dẫn đến những cơn đau bất thường trong khoảng tuần thứ 5-6 của thai kì. Đau quặn bụng do thai ngoài tử cung cần phải đi khám sớm để ngăn chặn nguy cơ vỡ thai, choáng ngất, thậm chí mất máu nhiều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

3. Do sảy thai và dọa sảy thai

Đau quặn bụng cũng có thể báo hiệu sảy thai, dọa sảy thai. Khoảng 3 tháng đầu thai kì, nguy cơ dọa sảy và sảy thai ngoài ý muốn là rất cao. Tình trạng đau bụng thường đi kèm với ra máu, đau buốt lưng. Tốt nhất bạn nên hẹn lịch khám thai ngay để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.

nguyen-nhan-gay-dau-quan-bung-khi-mang-thai-1

Dấu hiệu dọa sảy thai do tụ dịch màng nuôi

Đau quặn bụng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kì

1. Đau quặn bụng do đau dạ dày

Khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị đau dạ dày do nồng độ hormone progesterone thay đổi. Loại hormone này giúp duy trì thai kì ổn định, ngăn ngừa những cơn co tử cung nhưng lại là nguyên nhân gây giãn cơ trong đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, chị em cảm thấy bị táo bón, đầy hơi, đau dạ dày khi mang thai, dẫn đến cảm giác đau quặn bụng.

Bạn có thể ngăn ngừa các biểu hiện này bằng cách bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ sẽ tốt cho dạ dày hơn.

2. Đau bụng do quan hệ tình dục

Đau quặn bụng khi mang thai có thể do quan hệ tình dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi mẹ bầu đạt cực khoái sẽ dẫn đến đau quặn bụng. Cơn đau có thể do vùng máu đến xương chậu dẫn đến cơn co bóp tử cung bất thường. Bạn nghỉ ngơi một lúc sẽ hết nên không cần phải lo lắng.

3. Do dòng máu chảy đến tử cung

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có biến đổi giúp tăng cường dòng máu đến tử cung của bạn. Đây là hiện tượng bình thường, có thể hết sau một vài ngày nghỉ ngơi.

4. Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên triệu chứng đau lưng, đau vùng xương chậu, tiểu buốt, tiểu rát. Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối, tăng nguy cơ sinh non trong thai kì. Vì vậy, mẹ bầu cần phải chú ý kết hợp khám sản khoa và phụ khoa để ngăn chặn những nguy cơ trên. 

nguyen-nhan-gay-dau-quan-bung-khi-mang-thai-2

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có thể gây nguy hiểm

5. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là cấu tạo dải mô giữa ở tử cung. Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng phải phát triển để che chở cho thai kì, vì vậy tình trạng đau dây chằng tròn thường bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ hai. Bạn có thể bị đau quặn bụng sau khi tập thể dục, hắt hơi, cười, nói to…

4. Đau do cơn co Braxton Hicks

Cơ co Braxton Hicks  chủ yếu hình thành sau tuần thứ 20 của thai kì. Cơn co thắt này chỉ kéo dài khoảng vài giây là hết. Bạn có thể giảm co thắt bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, chú ý thay đổi vị trí ngồi, nằm phù hợp.

5. Do bong nhau non

Bong nhau non là biến chứng thai kì, khi rau thai đột ngột tách 1 phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước khi sinh nở, dẫn đến cơn đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo bất thường. Nếu bạn thấy cơn đau ngoài kiểm soát cần phải lập tức tới bệnh viện để được tư vấn.

6. Tiền sản giật

Tiền sản giật cũng là biến chứng thai kì, chủ yếu hình thành sau tuần thai thứ 25. Tiền sản giật thường có triệu chứng huyết áp cao, protein nước tiểu cao, đau đầu, buồn nôn, khó thở, giảm thị lực… Tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nguy hiểm trong thai kì nên cần phải được theo dõi càng sớm càng tốt.

7. Cơn đau bụng chuyển dạ

Chuyển dạ là tình trạng thai nhi đang chuẩn bị cho quá trình chào đời. Các cơn đau có thể kéo dài khoảng 30 đến 70 giây, khoảng 10 phút/ lần. Nếu bạn thấy biểu hiện đau bụng chuyển dạ cần liên hệ sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Xem thêm: Bài thuốc Đông y trị tụ dịch màng nuôi khi mang thai

Đau quặn bụng khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trường hợp đau quặn bụng kèm theo những triệu chứng dưới đây mẹ bầu cần phải đặc biệt cẩn trọng:

- Tình trạng sốt.

- Đau bụng kèm theo ra máu âm đạo.

- Đau bụng kèm đau đầu dữ dội, mờ mắt, nhìn không rõ, nhạy cảm với ánh sáng.

- Đau rát khi đi tiểu, đi tiểu lẫn máu.

- Chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, choáng ngất.

- Đau bụng kèm cơn co tử cung, nếu chưa đến tuần thai 37 có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non.

nguyen-nhan-gay-dau-quan-bung-khi-mang-thai-3

Hình ảnh sản phẩm Khang Mẫu Nhi

Bạn đang đau quặn bụng khi mang thai? Đừng quá hoang mang, lo lắng. Bạn nên đi khám sớm để biết được tình hình phát triển của thai nhi. Sản phẩm Khang Mẫu Nhi được đúc kết từ bài thuốc cổ truyền “Thái sơn bàn thạch thang”, tinh chiết từ các thảo dược Củ gai, Sa nhân, Tục đoạn, Đỗ trọng… đem lại hiệu quả an thai nổi tiếng. Khang Mẫu Nhi được hàng nghìn chị em Việt Nam tin tưởng sử dụng, đem đến thai kì khỏe mạnh như mẹ bầu mong đợi.

Bạn đang gặp phải những biến chứng thai kì? Hãy liên hệ ngay với Khang Mẫu Nhi qua hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ kịp thời.

Tags: Điều trị dọa sảy thai , Điều trị động thai , Đau bụng khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI