Suy thai: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh

04:52 Ngày 30/07/2021
Suy thai là một biểu hiện khi thai nhi không nhận được máu huyết truyền oxi và dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ. Suy thai là biểu hiện vô cùng đáng ngại khi mang thai. Mẹ bầu hãy cập nhật những kiến thức mới nhất dưới đây để có biện pháp phòng tránh suy thai, thai lưu nhé!

Suy thai là gì? Phân loại suy thai

Cơ chế nuôi dưỡng thai nhi là nhận dinh dưỡng, oxy từ nhau thai theo vòng tuần hoàn: tử cung – bánh nhau và thai nhi. Nghĩa là tử cung đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu, oxy qua nhau thai để nuôi dưỡng thai. Nếu quá trình tuần hoàn này đột ngột có vấn đề, sẽ khiến cho máu huyết và oxy không thể dẫn truyền đến thai, làm suy thai.

Tình trạng thiếu oxi được chia làm 2 loại là cấp tính (thiếu oxy đột ngột) và mãn tính (thiếu oxy kéo dài trong nhiều ngày). Dù là dạng nào thì vẫn gây ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ suy thai.

Điều đặc biệt là suy thai có cơ chế bù trừ: Cơ thể thai nhi thiếu oxy sẽ tự động điều chỉnh lượng máu đến các cơ quan khác như: tim, gan, não bộ và giảm lượng máu đến da, thận, ruột. Trường hợp thiếu oxi kéo dài sẽ khiến thai nhi không xảy ra cơ chế bù trừ này, dẫn đến chuyển hóa yếm khí, thai nhi dễ chết trong tử cung hoặc tử vong ngay sau khi sinh.

Suy thai gồm có 2 nhóm:

- Suy thai cấp tính: Đa phần xảy ra đột ngột khi sinh nở, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Nếu nhẹ hơn sẽ khiến bé bị ảnh hưởng tinh thần, thể chất. Suy thai cấp có thể chiếm tới 20% ca sinh nở.

- Suy thai mạn tính: Hiện tượng thiếu oxy có thể diễn ra trong suốt thai kì, không có biểu hiện gì giúp phát hiện rõ rệt. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này. Suy thai mạn xảy ra từ từ trong suốt quá trình thai kì, không có biểu hiện rõ rệt, khó phát hiện trên lâm sàng và nguy hiểm hơn là có thể chuyển thành suy thai cấp tính khi chuyển dạ có thể chết lưu trong bụng mẹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung của người mẹ và khả năng làm mẹ sau này

Như vậy suy thai được coi là biến chứng thai kì nguy hiểm đến thai nhi và tính mạng của người mẹ.

suy-thai-2

Thai nhi nhận dinh dưỡng và oxi qua nhau thai

Nguyên nhân nào dẫn đến suy thai?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thai như sau:

- Nguyên nhân do người mẹ: Tư thế nằm sai lệch của mẹ như nằm sấp hay nằm ngửa đều khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, mẹ bầu bị thiếu máu, mắc các bệnh về máu huyết, bệnh béo phì, đái tháo đường, nhiễm khuẩn, suy tim... đều khiến thai suy. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có cơn co tử cung quá nhiều, tuần hoàn tử cung bị gián đoạn trong khoảng 15 – 60 giây sẽ khiến lượng máu bị giảm đến 50% nên khi có các cơn co bất thường mẹ bầu cần phải đi thăm khám sớm.

- Nguyên nhân từ phía thai: Thai non tháng, thai già tháng (quá ngày sinh dẫn đến vôi hóa nhau thai), thai bị nhiễm trùng, thiếu máu, dị dạng, phát triển kém... đều là nguyên nhân dẫn đến suy thai.

- Nguyên nhân do nhau thai: Trường hợp thai nhi bị bong nhau non, nhau tiền đạo, bánh nhau vôi hóa... làm dẫn truyền oxi kém hơn.

- Nguyên nhân do dây rốn: Dây rốn sa, dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ, bất thường về dây rốn đều khiến ngăn cản oxy đến với thai nhi.

- Vỡ ối sớm: Khi đã vỡ ối, thai nhi sẽ bị giảm khả năng bảo vệ, kết hợp với các cơ co tử cung để đẩy thai ra ngoài sẽ khiến chèn ép đến dây rốn hoặc đầu thai nhi, khiến giảm oxy.

- Do mẹ bầu sinh khó: Nếu như thai nhi quá to, khung xương chậu nhỏ, hoặc thai nhi có ngôi thai bất thường, đều có thể khiến khó chuyển dạ, thời gian kéo dài gây suy thai.

- Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc giảm đau, gây mê, thuốc tăng co. Việc sử dụng thuốc tăng co khi chuyển dạ không đúng liều lượng chỉ định cũng khiến rối loạn tử cung gây suy thai.

Những biểu hiện của suy thai là gì? Làm thế nào để nhận biết

- Nước ối có màu sắc khác thường: Nước ối của thai phụ khỏe mạnh sẽ có màu trong, nếu nước ối chuyển sang màu khác như ngả vàng, hoặc xanh là biểu hiện của suy thai. Nguy hiểm nhất là khi nước ối chuyển sang màu vàng sẫm – biểu hiện của suy thai mạn tính.

- Nước ối có phân su: Đây là tình trạng suy thai cấp thường gặp khi chuyển dạ. Lúc này bác sĩ phải cấp cứu nhanh chóng để ngăn chặn em bé hít phải phân su.

- Nhịp tim không đều: Thai nhi bị thiếu oxy, nhịp tim sẽ đập nhanh, khoảng trên 160 nhịp/ phút, hoặc đập rất chậm, dưới 120 nhịp/ phút. Nhịp tim đo qua máy monitoring sản khoa là chuẩn xác nhất.

- Thai nhi hoạt động hỗn loạn: Nếu thai nhi đột nhiên đạp rất nhanh và nhiều, hoặc đột ngột đạp chậm, không thấy đạp rất nguy hiểm. Mẹ bầu cần theo dõi cử động thai, nếu trong 30 phút thấy thai nhi đạp 4 lần cho thấy thai khỏe mạnh, còn nếu đạp quá ít hoặc quá nhiều, quá nhanh đều cần phải đi khám ngay lập tức.

Nếu mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu trên, trong bất cứ trường hợp nào cũng cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

suy-thai-1

Một số biểu hiện suy thai thường gặp

Hướng dẫn phòng ngừa suy thai đúng cách

Để ngăn chặn suy thai, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý:

- Kiểm tra sức khỏe định kì theo lời hẹn của bác sĩ.

- Khuyến khích điều trị các bệnh lý mãn tính trước khi mang thai.

- Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cần phải đi khám ngay lập tức.

- Khi thăm khám, thấy chiều cao tử cung không tương đương với tuổi thai là biểu hiện của thai nhi kém phát triển.

- Thai nhi giảm cử động thai, cử động ít cần phải đi thăm khám ngay lập tức.

- Nên khám nhịp tim thai đầy đủ, kiểm tra ối, đo Monitor sản khoa hoặc truyền oxytocin cần phải được sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa sản.

- Khi chuyển dạ cần phối hợp với bác sĩ sản để tránh chuyển dạ lâu.

- Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên duy trì thói quen ngủ nằm nghiêng sang bên trái để máu được lưu thông, không nằm ngửa hoặc nằm sấp.

Khi bị suy thai mẹ bầu cần phải làm gì?

Mẹ bầu bị suy thai bắt buộc phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám liên tục. Bác sĩ sẽ thực hiện đo nhịp tim, theo dõi nước ối, thử nghiệm oxytocin ... để xử lí sớm những trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, bác sĩ còn cần căn cứ vào mức độ phát triển của thai để kịp thời xử lí. Khi kết quả siêu âm có đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi to (trên 90mm, đối với thai trên 38 tuần), đường kính trung bình của vòng bụng là 94mm, cân nặng thai nhi trên 2500g, thai nhi đã canxi hóa bánh nhau, chỉ số nước ối giảm cần phải can thiệp mổ lấy thai gấp.

Đặc biệt với trường hợp chỉ số nước ối dưới 28mm, có thể phải mổ thể phải mổ lấy thai, trên 60mm là bình thường.

Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ theo dõi và giúp bạn sinh nở thành công, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khi mang thai.

Trên đây là những thông tin bổ ích về biến chứng suy thai để mẹ bầu có giải pháp yên tâm trong thai kì. Chúc mẹ bầu có 9 tháng 10 ngày khỏe mạnh và

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI