Sảy thai tái phát: Nguyên nhân và điều trị như thế nào?
1. Sảy thai tái phát là gì?
Sảy thai tái phát còn được gọi là sảy thai liên tục, chủ yếu khi thai nhỏ hơn 20 tuần tuổi. Sảy thai tiếp diễn nhiều lần nối tiếp khác với sảy thai gián đoạn (khi bạn vẫn có thai kì khỏe mạnh bình thường giữa những lần sảy thai).
Có hai dạng sảy thai tái phát thường gặp như sau:
- Sảy thai tái phát nguyên phát: Đây là tình trạng sản phụ sinh con đều không nuôi được.
- Sảy thai tái phát thứ phát: Khi mẹ bầu đã từng sinh con và nuôi được con trước đó.
Thống kê cho thấy khoảng 1% phụ nữ mang thai bị sảy thai tái phát. Ngoài ra, chị em đã có tiền sử 3 lần sảy thai nối tiếp thì cơ hội sống của em bé ở lần sinh sau chỉ chiếm khoảng 50% nhưng tỉ lệ sinh non chiếm tới 20%. Nguy cơ cao nhất thuộc về nhóm chị em lớn tuổi (ngoài 35 tuổi) mới sinh con.
2. Nguyên nhân gây sảy thai tái phát là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân sảy thai tái phát như:
- Do di truyền:
Những yếu tố di truyền như nhiễm sắc thể bất thường chiếm khoảng 65% teuong hợp sảy thai nhưng chỉ chiếm khoảng 5% sảy thai tái phát.
- Do bất thường ở tử cung của mẹ:
Người mẹ có sẵn những bất thường về tử cung như: tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, tử cung hai sừng… đều rất khó có thai kì khỏe mạnh.
- Do bệnh lý ở tử cung:
Mẹ bị u xơ tử cung, nhân tử cung, poluy tử cung, hở eo tử cung, cắt cổ tử cung… đều tăng nguy cơ sảy thai tiếp diễn.
- Do hội chứng kháng thể kháng Phospholipid:
Đây là một dạng của kháng thể kháng miễn dịch sẽ làm sảy thai vì chúng tác động khiến cơ thể ngừng sản xuất chất prostacyclin đảm nhiệm vai trò giãn mạch và tập kết tiểu cầu trong máu. Hội chứng này gây ra những bất thường ở bánh nhau dẫn đến sảy thai.
- Do rối loạn nội tiết:
Nguyên nhân gây sảy thai tái phát do nội tiết chiếm 12%. Cơ thể người mẹ không có đủ nội tiết tố cân bằng để nuôi sống thai nhi. Cụ thể là hormone Progesterol có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, giúp bào thai làm tổ ở tử cung chắc chắn, hạn chế sinh non suy giảm sẽ dẫn đến sảy thai.
- Do mẹ mắc một số bệnh lý:
Bệnh suy giáp, bệnh tiểu đường ở người mẹ đều khiến tăng nguy cơ sảy thai liên tục.
- Do mẹ mắc hội chứng buồng trứng đa nang:
Tỉ lệ chị em bị buồng trứng đa nang không thể sinh con đủ thai kì rất cao. Thậm chí hội chứng này có thể dẫn đến vô sinh. Buồng trứng đa nang sẽ khiến cơ thể không thể điều tiết insulin, cản trở nội mạc tử cung giữ lại nhau thai gây sảy thai sớm.
Buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây sảy thai
- Viêm nhiễm tử cung:
Người mẹ mắc các bệnh Toxoplasmoses, Listerioses,... sẽ dẫn đến viêm nhiễm tử cung gây sảy thai.
- Do dùng chất kích thích:
Mẹ nghiện rượu, thuốc lá, dùng chất kích thích, cafein đều dẫn đến sảy thai liên tục.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai liên tục chủ yếu xuất phát từ bệnh lý từ người mẹ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân gây sảy thai tái phát và 75% vẫn có thai không cần phải điều trị.
Xem thêm: Sảy thai tự nhiên có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Phải làm gì khi bị sảy thai tái phát?
Sảy thai tái phát là điều không ai mong muốn và bắt buộc bạn phải đi khám để hiểu rõ nguyên nhân mới có thể điều trị chuẩn xác.
Khi tới bệnh viện, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm về nhiễm sắc thể cho cả vợ và chồng.
- Siêu âm, nội soi, chụp cộng hưởng từ tử cung.
- Xét nghiệm di truyền về đông máu.
- Xét nghiệm hội chứng kháng Phospholipid.
- Xét nghiệm nội tiết tố cơ thể.
Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp nhất dành cho bạn.
Điều trị sảy thai tái phát như thế nào?
Chẩn đoán sảy thai tái phát do đâu sẽ khiến việc điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho bạn tham khảo:
- Thực hiện tư vấn di truyền: Nếu bạn có vấn đề về nhiễm sắc thể sẽ được các chuyên gia tư vấn phương pháp sinh con như: thụ tinh trong ống nghiệm, xin tinh trùng hoặc xin trứng để phôi thai khỏe mạnh.
- Liệu pháp điều trị hormone: Bạn sẽ được chỉ định tiêm hormone progesterone để tăng cơ hội giữ thai khi mang thai.
- Phẫu thuật: Những vấn đề bất thường về tử cung, bệnh lý trong tử cung bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật và tư vấn cụ thể về thời gian có thể thụ thai sau đó.
Bạn nên giữ vững tâm lý bình ổn bởi tỉ lệ đậu thai và sinh con khỏe mạnh sau khi điều trị sảy thai tái phát chiếm số đông. Tâm trạng lạc quan sẽ khiến hiệu quả điều trị cao hơn rất nhiều.
Sản phẩm Khang mẫu nhi – Đồng hành cùng sức khỏe mẹ bầu
Sảy thai do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Và trong những lần mang thai tiếp theo bạn cần được tư vấn an thai ngay từ khi biết đang mang bầu. Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế 100% từ thảo dược lành tính của Y học cổ truyền, có tác dụng hỗ trợ an thai, ngăn ngừa các triệu chứng chảy máu, đau bụng, thiếu máu khi mang thai. Sản phẩm an toàn do bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên đã được ứng dụng hàng nghìn năm của Đông Y.
Sản phẩm Khang mẫu nhi hỗ trợ an thai hiệu quả
Thành phần của Khang mẫu nhi gồm:
- Củ gai, Thục địa, Sa nhân: Những vị thuốc số 1 trong an thai, ngăn ngừa co bóp tử cung, giúp chị em không còn lo lắng động thai, dọa sảy thai.
- Hoàng cầm, Đương quy, Hoa hòe: Thảo dược hàng đầu tăng cường bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu. Người mẹ khỏe mạnh, máu lưu thông tốt sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Vì vậy bổ sung máu, tăng cường tuần hoàn máu là điều vô cùng cần thiết cho mẹ bầu. Những dược liệu này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau đầu, thiếu máu thai kì.
Sản phẩm được Bộ Y tế công nhận hiệu quả và cho phép ban hành trên toàn quốc.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...