Phôi thai ngừng phát triển: Mẹ bầu mất con trong thai kì

04:15 Ngày 21/07/2021
Phôi thai ngừng phát triển còn được gọi là sảy thai, thai lưu, có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của thai kì. Bài viết giúp mẹ bầu nhận biết phôi thai ngừng phát triển là gì và cách xử trí như thế nào theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ sản khoa nhé!

Phôi thai ngừng phát triển là gì?

Phôi thai ngừng phát triển là tên gọi khác của sảy thai trong giai đoạn đầu thai kì. Biến cố thai kì này thường diễn biến bất ngờ trong khoảng 3 tháng đầu mang thai và được phát hiện rõ nhất thông qua hình ảnh siêu âm thai.

Bình thường, nếu thai nhi ngừng phát triển trong khoảng 2 tuần sẽ khiến tử cung co bóp, đau bụng và đẩy phôi thai ra ngoài. Mẹ bầu cũng có biểu hiện ngừng các dấu hiệu có thai như: không thấy buồn nôn, nôn nghén, đau bụng, đau ngực... Nếu phôi thai ngừng phát triển trong giai đoạn sớm, đa phần mẹ bầu còn không biết chắc chắn mình đã mang thai.

Nếu mẹ bầu đang mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, cần chú ý đến những biểu hiện của cơ thể, phát hiện sớm những bất thường như đau bụng, ra máu để kịp thời đi thăm khám.

thai-ngung-phat-trien-2

Thai ngừng phát triển được phát hiện qua siêu âm

Đối tượng nào có nguy cơ bị phôi thai ngừng phát triển?

Chị em khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kì có rất nhiều nguy cơ có thể dẫn đến phôi thai ngừng phát triển. Đặc biệt những chị em dưới đây là top đối tượng có khả năng sảy thai cao nhất:

- Chị em mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi) có tỉ lệ sảy thai, dị tật bẩm sinh cao.

- Chị em có bệnh lý ở tử cung như: u xơ tử cung, niêm mạc tử cung mỏng, viêm tử cung...

- Chị em có tiền sử bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nhược giáp, cường giáp, bệnh thận, bệnh về tuyến yên, tuyến giáp...

Nếu mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng trên, cần phải thăm khám và làm theo tư vấn của bác sĩ ngay từ khi biết mình đang mang thai để ngăn chặn biến cố thai kì.

Biểu hiện cho thấy phôi thai ngừng phát triển là gì?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nếu mẹ bầu đột ngột mất cảm giác căng ngực, nôn, nghén kèm theo triệu chứng xuất huyết âm đạo, đau quặn bụng khi mang thai... cần phải đi siêu âm khẩn cấp. Nếu bác sĩ không phát hiện được nhịp tim thai chứng tỏ mẹ bầu bị sảy thai.

Từ sau tháng thứ 4, nếu mẹ bầu không cảm nhận được thai nhi hoạt động, bụng không có xu hướng to lên, ngực không căng... cần đi khám để theo dõi tim thai có đập hay không.

Xem thêm: Điểm mặt 8 nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp 

“Thủ phạm” nào khiến thai nhi ngừng phát triển?

- Do bất thường nhiễm sắc thể: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, chủ yếu gây sảy thai ở giai đoạn đầu thai kì.

- Cơ thể người mẹ bị suy nhược: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ gặp phải bất thường về sức khỏe, ăn uống kém, suy nhược thần kinh, nội tiết kém... đều dễ khiến nguy cơ sảy thai cao hơn.

- Bệnh lý của người mẹ: Người mẹ có tiền sử mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, cận giáp, rối loạn đông máu... đều dẫn đến nội tiết tố rối loạn tăng nguy cơ sảy thai.

- Do vấn đề ở dây rốn: Nếu dây rốn của thai nhi không nhận được dinh dưỡng, oxi từ cơ thể của người mẹ sẽ khiến thai nhi đột ngột mất tim thai. Ước tính có tới 25 bệnh lý về dây rốn thai nhi có thể gặp phải nên mẹ bầu tuyệt đối không chủ quan.

- Vấn đề ở nhau thai: Nhau thai đảm nhiệm vai trò vận chuyển dinh dưỡng và oxi từ cơ thể mẹ sang con. Ước tính mỗi năm có tới 25% tỉ lệ sảy thai do bất thường ở nhau thai.

- Nhiễm trùng: Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng bào thai có thể ngừng phát triển do bệnh lý lây truyền từ cơ thể người mẹ như: HIV, giang mai, bệnh Rubella, Herpes, Lupus ban đỏ...

- Tử cung bất thường: Nhiều chị em sinh ra đã có bất thường bẩm sinh về tử cung như: tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, tử cung có sừng... Hoặc các bệnh lý ở tử cung như: dính tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung... đều làm tăng nguy cơ sảy thai.

Bất thường về nội tiết tố: Cơ thể người mẹ có nội tiết tố không ổn định, nhất là ở những chị em bị suy hoàng thể, buồng trứng đa nang sẽ khiến thai suy, thai ngừng phát triển.

thai-ngung-phat-trien-1

Thai ngừng phát triển do rất nhiều nguyên nhân gây nên 

Phôi thai ngừng phát triển phải xử lí như thế nào?

Nếu mẹ bầu bị thai ngừng phát triển sẽ được bác sĩ tư vấn một số biện pháp như:

- Dùng thuốc để đẩy thai ra ngoài trong trường hợp thai nhỏ.

- Nếu thai lớn cần phải làm thủ thuật nạo phá thai kết hợp với dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định để tránh nhiễm trùng tử cung.

- Sau khi loại bỏ thai, mẹ bầu cần được ổn định tâm lí, chăm sóc sức khỏe để cơ thể sớm hồi phục, không nên quá hoang mang, lo lắng.

- Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, kiêng cữ quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng và trước khi có ý định mang thai trở lại cần phải được thăm khám cụ thể.

Phôi thai ngừng phát triển có thể đe dọa tính mạng và khả năng sinh sản của người mẹ nếu không được phát hiện sớm. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý đến cơ thể mình để nhận biết và can thiệp kịp thời.

Nếu mẹ bầu có tiền sử sảy thai ngoài ý muốn, hãy liên hệ với Khang Mẫu Nhi để có giải pháp giúp dưỡng thai trong lần mang thai kế tiếp. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn cụ thể hơn.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia , Sảy thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI