Những điều bạn cần biết về sảy thai muộn
Như thế nào là sảy thai muộn
Sảy thai muộn là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng lưu thai sau tuần thứ 20 của thai kì. Tình trạng sảy thai sớm thường diễn ra ở 3 tháng đầu thai kì chiếm 80%, sảy thai muộn chiếm khoảng 20%.
Sảy thai muộn có thể xuất phát từ những vấn đề về nhau thai, cổ tử cung ngắn hoặc do môi trường làm việc, sinh sống của người mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Sảy thai muộn là nỗi đau lớn nhất không khác gì với việc mất đi một đứa con thật sự nên mẹ bầu nào cũng lo lắng. Bạn cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu lạ của cơ thể như sau để nhận biết sớm biến chứng thai kì và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt:
- Đau quặn bụng thành từng cơn như chuyển dạ.
- Chảy máu âm đạo từ nhẹ đến nặng, thậm chí có cả cục máu đông.
- Vỡ ối sớm.
Sảy thai là nỗi đau của nhiều gia đình
Sảy thai chỉ được kết luận chính xác sau khi bạn siêu âm và được bác sĩ chẩn đoán. Mặc dù sảy thai muộn khiến bạn đau đớn và chịu nhiều tổn thương tâm lí nhưng bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Xem thêm: Sảy thai tự nhiên và những điều bạn không thể không biết
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai ở giai đoạn muộn?
Sảy thai muộn là biến chứng hiếm gặp và cũng rất khó để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể. Theo các bác sĩ sản khoa, một số yếu tố có thể là dấu hiệu gây sảy thai muộn như sau:
- Do nhau thai yếu.
- Do cổ tử cung giãn nở sớm: Đây là nguyên nhân chiếm ¼ các ca sảy thai.
- Do tiền sử sảy thai hoặc nạo phá thai.
- Do một số bệnh lý từ người mẹ như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tuyến giáp… đều có thể ảnh hưởng đến hormone dẫn đến nguy cơ sảy thai đột ngột.
- Do một số bệnh lây truyền khác như: nhiễm virus, Rubella, HIV, bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Do người mẹ bị dị tật tử cung.
- Do mạch máu cung cấp cho thai nhi bị tắc nghẽn hoặc có cục máu đông, hoặc đột ngột bị thắt, đứt…
- Nếu bạn làm sinh thiết nhau thai để chẩn đoán dị tật bẩm sinh của thai nhi (hội chứng Down) cần phải cẩn trọng vì có thể dẫn đến sảy thai.
- Sử dụng các loại thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Mẹ bị béo phì, thừa cân hoặc suy nhược cơ thể nặng nề đều có thể dẫn đến sảy thai.
- Do thai nhi có vấn đề về nước ối như nhiễm trùng ối hoặc nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B.
Như vậy, sảy thai muộn do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Mặc dù có nhiều nguyên nhân mẹ bầu có thể tự khắc phục được như vấn đề về dinh dưỡng, cân nặng.
Làm thế nào khi bị sảy thai muộn?
Sảy thai ở giai đoạn muộn thường được chẩn đoán chính xác thông qua hình ảnh siêu âm. Nếu thai chết lưu trong bụng mẹ thường không phát hiện thai cử động và không đo được nhịp tim thai. Mẹ bầu cần phải siêu âm kĩ trước khi làm theo tư vấn bỏ thai của bác sĩ chuyên khoa.
Một số trường hợp chị em bị sảy thai muộn sẽ tự động chuyển dạ và sinh con nhưng như bình thường. Còn nếu thai nhi lớn hơn không thể dùng thuốc đẩy thai ra ngoài cần phải tiến hành các thủ thuật lấy thai ra khỏi bụng mẹ để tránh nhiễm trùng tử cung rất nguy hại.
Mẹ bầu nên tăng cường dinh dưỡng sau khi sảy thai
Sau khi phá thai, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu âm đạo rất nhiều, đau bụng nhiều ngày, thậm chí kiệt sức và chịu nhiều áp lực tâm lý. Bạn nên có người thân chăm sóc, vỗ về để cơ thể sớm phục hồi những chấn thương về thể xác và tinh thần.
Sau sảy thai muộn, tốt nhất bạn hãy yêu cầu bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh sảy thai trong những lần mang thai tiếp theo. Bạn nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau phá thai và lên kế hoạch mang thai trở lại sau ít nhất 6 tháng.
Sau phá thai, bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của cơ thể. Nếu có các biểu hiện đau đớn nhiều, máu ra nhiều, âm đạo có mùi lạ, viêm ngứa cần phải lập tức đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
Về mặt tinh thần, sau sảy thai người mẹ có thể sẽ tức giận, tiêu cực, buồn bã nên rất cần có người thân ở bên cạnh, nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để sớm ổn định tâm lí. Bạn hãy nhớ rằng nguy cơ giai đoạn muộn lần thứ hai là rất thấp nhưng còn tùy thuộc vào tinh thần và thể chất của bạn. Trước khi mang thai lần kế tiếp, bạn nên làm các xét nghiệm sàng lọc, chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh và theo dõi sát sao trong thai kì.
Sảy thai muộn là điều không ai mong muốn. Tốt nhất bạn nên thường xuyên đi thăm khám thai, tránh stress, căng thẳng, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh xa các loại chất kích thích, bia rượu, nước ngọt có ga … để bảo vệ con yêu nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...