Nhau thai bám thấp và những điều mẹ bầu nào cũng cần hiểu
1. Tình trạng nhau thai bám thấp là gì?
Nhau thai còn có tên gọi khác là bánh nhau, có vị trí nối bào thai với thành tử cung để thực hiện chức năng dẫn truyền ô xi và các chất dinh dưỡng từ người mẹ đến thai nhi. Nhau thai thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hay đáy của tử cung.
Hình ảnh nhau thai bám thấp
Nhau bám thấp là khi nhau thai không ở những vị trí bình thường mà bám ở đoạn dưới tử cung, ngay sát cổ tử cung. Tình trạng này có thể hết đi khi thai nhi lớn dần lên, bánh nhau được kéo lên cao. Tuy nhiên nếu đến gần ngày sinh nhau thai vẫn bám thấp sẽ dẫn tới rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con nên hầu hết phải chỉ định mổ lấy thai.
2. Dấu hiệu của nhau thai bám thấp là gì?
Nhau thai bám thấp có thể được nhận biết ngay từ đầu thai kì nhưng rõ ràng nhất là 3 tháng cuối thai kì khi bạn nhận thấy những dấu hiệu như sau:
- Ra máu không rõ lí do, máu màu đỏ tươi, có thể thành cục máu đông.
- Không thấy đau bụng nhưng máu ra nhiều lần, lần sau nhiều hơn lần trước.
- Lượng máu có thể nhiều hơn khi bạn đi lại, làm việc hay quan hệ tình dục…
Tình trạng nhau thai bám thấp sẽ được phát hiện chính xác hơn qua hình ảnh siêu âm dựa trên số liệu trọng lượng thai nhi, số đo phát triển thai nhi… Bác sĩ sản khoa sẽ xác định vị trí bám của nhau thai như thế nào, có bất ổn hay không. Khi thấy ra máu âm đạo bất thường khi mang thai bạn cần đi khám ngay để có biện pháp can thiệp an toàn cho mẹ và con.
3. Nguyên nhân gây nhau thai bám thấp
Hiện nay không biết chính xác nguyên nhân gây nhau thai bám thấp là gì nhưng những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng này cao hơn:
- Chị em từng phẫu thuật tử cung như sinh mổ, cắt u xơ tử cung, nong cổ tử cung…
- Chị em mang đa thai.
- Thai nhi có ngôi mông hoặc nằm ngang.
- Chị em từng có tiền sử sảy thai không rõ lí do.
- Do nhau thai có kích cỡ lớn.
- Chị em bị dị dạng tử cung như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi…
- Chị em có tiền sử nhau thai bám thấp trước đó.
- Chị em mang thai khi đã lớn tuổi và nghiện thuốc lá.
Các cấp độ của nhau thai bám thấp
4. Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
Nhau bám thấp chính là nguyên nhân gây chảy máu bất thường suốt thai kì, thậm chí băng huyết trong khi sinh, rất nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.
Cụ thể bị nhau thai bám thấp mẹ và thai nhi sẽ gặp phải các nguy cơ:
- Thiếu máu khi mang thai: Lí do là bởi mẹ bầu bị chảy máu quá nhiều do nhau bám thấp, khiến thiếu máu thai kì. Thiếu máu vô cùng nguy hiểm bởi có thể làm tăng khả năng sinh non và thai nhi chậm phát triển.
- Băng huyết: Khi sinh thường người mẹ sẽ bị mất máu rất nhiều do nhau bóc tách sớm, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhất là khi nhau bám thấp gây nên rau tiền đạo có thể khiến hở cổ tử cung, nhiễm trùng tử cung, thậm chí cắt bỏ tử cung.
- Nguy cơ sinh mổ: Hầu hết các mẹ bầu bị nhau thai bám thấp sẽ được chỉ định sinh mổ sớm để hạn chế những biến chứng băng huyết, mất máu khi sinh.
- Nguy cơ thai chậm phát triển: Khi mẹ bị thiếu máu nặng do nhau bám thấp sẽ dẫn tới thai không nhận được dinh dưỡng, thậm chí suy thai.
- Sinh non: Nhau thai bám thấp dẫn tới nguy cơ sinh non khiến trẻ bị suy hô hấp, phải nằm ấp lồng kính, thậm chí tử vong.
- Ngôi thai bất thường: Ngôi thai không thuận, nằm ngang hoặc nằm ngược đều có thể do nhau thai thấp cản trở quá trình thai nhi quay đầu.
Phải làm gì khi bị nhau thai bám thấp?
Nhau thai bám thấp gây ra rất nhiều nguy cơ trong thai kì của mẹ bầu. Tuy nhiên chị em không nên quá lo lắng, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa như sau:
- Ăn uống đủ dưỡng chất, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả. Uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tuyệt đối không leo cầu thang nhiều, không mang vác các vật nặng, đi xe máy, xe đạp.
- Không quan hệ tình dục.
- Không dùng chất kích thích, cafein, thuốc lá, rượu bia.
- Thư giãn, không stress, áp lực để thai nhi không bị ảnh hưởng.
Khang mẫu nhi – Đem lại tin vui cho mẹ bầu
Ra máu trong thai kì là tình trạng cảnh báo rất nhiều nguy cơ không mong muốn. Hiểu được những lo lắng của mẹ bầu, sản phẩm Khang mẫu nhi có thành phần hoàn toàn từ những dược liệu tự nhiên an toàn, hiệu quả trong hỗ trợ an thai cho mẹ bầu.
Khang mẫu nhi hỗ trợ an thai hiệu quả cho mẹ bầu
Thành phần của Khang mẫu nhi tinh chiết từ những thảo dược số 1 an thai trongY học cổ truyền như: Củ gai, Thục địa, Sa nhân… gia giảm thêm các vị: Hoàng cầm, Đương quy, Hoa hòe, Đỗ trọng rất tốt cho máu huyết của người mẹ, hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật trong thời kì mang thai.
Khang mẫu nhi được sản xuất bằng dây chuyền hiện đại, tinh chiết dược liệu theo công thức nghiên cứu khoa học cụ thể, được Bộ Y tế kiểm duyệt chất lượng rõ ràng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...