Nguyên nhân nào gây sảy thai không hoàn toàn?
Xem thêm:
9 dấu hiệu cảnh báo thai yếu mẹ bầu nên cẩn trọng
Điểm mặt 8 nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp
Những điều bạn cần biết về sảy thai muộn
Sảy thai không hoàn toàn là gì?
Sảy thai không hoàn toàn là khi cổ tử cung của bạn giãn nở, xuất huyết, có co bóp tử cung nhưng các mô của phôi thai vẫn bám vào tử cung, thai nhi không phát triển nhưng cũng không đào thải được ra ngoài. Tình trạng này khác với sảy thai hoàn toàn là thai nhi bị đào thải ra giống như kì kinh nguyệt.
Nghiên cứu cho rằng sảy thai chủ yếu diễn ra ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau tuần thứ 20, tình trạng thai ngừng phát triển được gọi là thai chết lưu. Hiện nay, sảy thai đang trở thành vấn đề đáng báo động ở Việt Nam.
Sảy thai không hoàn toàn là thai nhi đã ngừng phát triển nhưng vẫn còn ở lòng tử cung
Nguyên nhân gây sẩy thai không hoàn toàn là do đâu?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây sẩy thai không hoàn toàn bạn có thể tham khảo:
1. Bất thường nhiễm sắc thể
Đây là tình trạng nhiễm sắc thể của thai nhi bị lỗi. Điều này là hệ quả của trứng hoặc tinh trùng không đủ chất lượng kết hợp tạo thành. Thai nhi sẽ tự động không có tim thai. Nếu bạn có tiền sử đã từng sảy thai nhiều lần cần phải làm xét nghiệm nhiễm sắc thể để được tư vấn cụ thể.
2. Vấn đề về nội tiết
Người mẹ mắc bệnh về tuyến giáp hoặc có các vấn đề về nội tiết tố sẽ khiến cho hormone không được duy trì. Niêm mạc tử cung sẽ mỏng đi nếu hàm lượng hormone progesterone không tăng cao trong thai kì. Đây là lí do quan trọng dẫn đến bạn không thể giữ được thai.
3. Vấn đề về cấu trúc tử cung
Tử cung dị dạng, tử cung 2 sừng, có vách ngăn, bị poluyp tử cung… đều có thể dẫn đến sảy thai. Khi tử cung không có sự gia tăng về kích thước khi thai nhi lớn lên sẽ tự động đào thải hoặc khiến thai nhi ngừng phát triển bất ngờ.
4. Nhiễm trùng tử cung
Người mẹ mắc các bệnh lý như: Rubella, herpes, viêm nhiễm âm đạo, nấm âm đạo, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… đều có thể khiến vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng nước ối làm tăng nguy cơ sảy thai.
5. Yếu tố môi trường tác động
Với những thai phụ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại… không chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai mà còn khiến thai nhi dị dạng bẩm sinh.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất trong thời gian dài có thể gây sảy thai
Làm thế nào để nhận biết sảy thai không hoàn toàn
Dưới đây là một số biểu hiện của sảy thai không hoàn toàn mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
- Xuất huyết nhiều: Chị em đột ngột bị xuất huyết âm đạo trong một vài giờ có thể do tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
- Có cục máu đông: Thai phụ thấy các cục máu đông tương tự như trong kì kinh nguyệt có thể là dấu hiệu sảy thai.
- Vùng bụng dưới co thắt: Chị em thấy những cơn co thắt bụng dưới tương tự như gò tử cung gây sảy thai.
- Không có các dấu hiệu mang thai: Chị em không còn cảm nhận được các biểu hiện đang ốm nghén đột ngột có thể là do bạn bị sảy thai.
- Phát hiện qua hình ảnh siêu âm: Bác sĩ không đo được nhịp tim thai, không thấy thai nhi hoạt động… sẽ được chẩn đoán là sảy thai.
Xem thêm: Dấu hiệu thai chết lưu mẹ bầu nào cũng cần phải biết
Sảy thai không hoàn toàn có gây biến chứng gì không?
Hầu hết các trường hợp sảy thai trong những tuần đầu không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng sảy thai không được phát hiện sớm sẽ tăng biến chứng thai kì như:
- Chảy máu kéo dài:
Sảy thai không hoàn toàn sẽ khiến bạn bị đau bụng và chảy máu nhiều hơn so với sẩy thai hoàn toàn. Ngay cả khi đã loại bỏ thai nhi ra khỏi tử cung bạn vẫn phải đối mặt với tình trạng máu chảy nhiều ngày.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung:
Sảy thai không hoàn toàn nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ làm tăng nguy cơ tử cung nhiễm trùng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng như: sốt, cơ thể lạnh, âm đạo ra nhiều khí hư mùi hôi để kịp thời đi thăm khám.
- Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman):
Hiện tượng buồng tử cung hình thành khi các mô sẹo có trong lòng tử cung là nguyên nhân gây khó thụ thai và sảy thai. Buồng tử cung bị dính thường do thủ thuật nạo phá thai không đúng cách. Khi sảy thai không hoàn toàn bác sĩ sẽ tư vấn bạn dùng thuốc hoặc nạo phá thai để loại bỏ thai nhi. Thủ thuật này cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và cơ sở vật chất hiện đại để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị sảy thai không hoàn toàn cần phải làm gì?
Khi bị sảy thai không hoàn toàn bạn cần tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn các biện pháp loại bỏ thai như sau:
- Phẫu thuật nong cổ tử cung và nạo lòng cổ tử cung:
Đây là phương pháp giúp dừng tình trạng xuất huyết tử cung. Bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp gây mê toàn thân, tiêm thuốc giãn cổ tử cung, sau đó dùng các dụng cụ kĩ thuật để làm sạch thai nhi trong lòng tử cung.
Sau khi thực hiện thủ thuật, bạn có thể phải đối mặt với nhiều tình trạng khác như: chảy máu tử cung, nhiễm trùng, tổn thương tử cung, dính tử cung… Vì vậy, bắt buộc phải được tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng thuốc để đẩy thai ra ngoài:
Thuốc phá thai chỉ nên dùng cho nhưng trường hợp thai kỳ dưới 13 tuần. Bạn có thể phải đối mặt với cơn đau dữ dội để tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài. Ngoài ra, bạn có thể bị tác dụng phụ của thuốc như nôn mửa, tiêu chảy. Sau khi dùng thuốc phá thai, bạn cần tái khám để ngăn ngừa nguy cơ sót nhau thai.
- Theo dõi sau khi phá thai:
Dù dùng thuốc hay phẫu thuật nạo phá thai cũng cần phải theo dõi sát sao. Bạn nên nghỉ ngơi tuyệt đối ít nhất 1 tuần, ăn uống đủ dinh dưỡng và tái khám theo lịch hẹn để cơ thể sớm phục hồi.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai hoàn toàn và các biện pháp bạn nên thực hiện sau sảy thai. Chúc bạn sớm khỏe!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...