Mắc polyp tử cung khi mang thai: Không thể coi thường!

08:59 Ngày 19/02/2021
Polyp cổ tử cung khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn. Tình trạng polyp nguy hiểm như thế nào, có thể điều trị được hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Polyp cổ tử cung khi mang thai là gì?  

Polyp tử cung là tình trạng các tế bào trên bề mặt tử cung đột ngột tăng sinh quá mức, dẫn đến hình thành những cục thịt nổi trong bề mặt tử cung hoặc cổ tử cung. Các hạt này có dạng mềm, hình tương tự như hạt đậu hoặc dạng đầu ngón tay, dễ gây xuất huyết đột ngột. Polyp tử cung có thể hinfht hành 1 hoặc nhiều hạt, thậm chí còn có thể mọc thành chùm.

Mắc polyp tử cung khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng bất thường như: khí hư ra nhiều, ngứa rát vùng kín, sưng đỏ âm hộ, đi tiểu buốt, tiểu rát, chảy máu sau khi quan hệ tình dục… Chị em cần phải thăm khám định kỳ để theo dõi và kiểm soát các triệu chứng, tránh nguy hiểm đến thai nhi.

polyp-tu-cung-khi-mang-thai-1

Hình ảnh polyp tử cung 

Nguyên nhân gây nên polyp tử cung khi mang thai là gì?

Polyp cổ tử cung có thể hình thành do những nguyên nhân như:

- Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai:

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của cơ thể người mẹ sẽ có nhiều biến đổi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến Polyp hình thành.

- Do viêm nhiễm cổ tử cung:

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm sút, hormone nội tiết gia tăng cũng làm biến đổi môi trường âm đạo. Vì vậy, nếu vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ khiến viêm nhiễm phụ khoa và polyp tử cung hình thành.

- Do chủ quan thiếu hiểu biết:

Với những chị em bị viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày không chữa trị đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến polyp. Rất nhiều chị em lựa chọn cách chữa trị theo dân gian mà không biết rằng điều trị viêm nhiễm phụ khoa không đúng cách đều gây tổn thương cổ tử cung.

- Do tổn thương niêm mạc, tắc mạch máu cổ tử cung:

Niêm mạc bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây Polyp cổ tử cung khi mang thai. Ngoài ra, nếu mạch máu ở cổ tử cung bị tắc nghẽn cũng dẫn đến căng phồng làm hình thành các hạt poplyp.

Xem thêm: Hội chứng kháng Phospholipid và những biến chứng thai kì

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?  

Polyp cổ tử cung không chỉ làm giảm khả năng thụ thai mà còn có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những rắc rối chị em có thể gặp phải khi bị polyp tử cung:

- Khối polyp tử cung gia tăng về kích thước và số lượng có thể gây chèn ép thai nhi, dẫn đến thai nhi phát triển không đồng đều, thậm chí tăng nguy cơ gây dị tật thai.

- Tăng tỉ lệ sảy thai, nhất là đối với những thai phụ thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo. 

- Làm tăng xuất huyết tử cung dẫn đến dọa sảy thai, động thai, sảy thai ngoài ý muốn.

Điều trị polyp tử cung khi mang thai như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của polyp cổ tử khi mang thai còn phụ thuộc vào kích thước của polyp. Để kiểm soát những triệu chứng khó chịu giúp bảo vệ thai nhi, bạn nên thực hiện thăm khám thường xuyên, tuyệt đối không áp dụng bất kì phương pháp dân gian hay các loại thuốc nào nếu chưa có lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp polyp lớn bắt buộc phải thực hiện phương pháp xoắn polyp tử cung để ngăn chặn chúng phát triển đe dọa thai nhi. Với các polyp nhỏ và chưa gây hại có thể được phẫu thuật sau khi sinh con.

polyp-tu-cung-khi-mang-thai-2

Phẫu thuật cắt polyp tử cung 

Để phòng tránh polyp tử cung phát triển nhanh về kích cỡ, chị em nên lưu ý:

- Sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các loại chất kích thích, bia rượu, thuốc lá…

- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa bên trong âm đạo, không dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa hóa chất để ngăn chặn mất cân bằng độ PH trong âm đạo.

- Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều sữa chua, hoa quả, rau xanh, chất xơ, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

- Mặc quần áo, đồ lót rộng rãi, thoáng mát.

- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh xa stress, căng thẳng, mất ngủ khi mang thai.

Polyp tử cung có thể làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai ngoài ý muốn. Tốt nhất bạn nên thăm khám kĩ càng để ngăn chặn những triệu chứng và bảo vệ thai nhi theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn sớm đón con yêu khỏe mạnh!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI