Hội chứng tăng đông máu khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
1. Hội chứng tăng đông máu là gì?
Máu huyết của con người được tạo nên từ tiểu cầu và huyết tương. Máu đông là tình trạng khi tiểu cầu – 1 dạng của tế bào máu và huyết tương là phần dịch lỏng của máu tham gia vào quá trình làm ngừng chảy máu dẫn đến cục máu đông ngăn chặn chảy máu trên vết thương. Khi vết thương lành lặn chúng ta thấy cục máu đông này kết lại và tự động bong ra.
Hội chứng tăng đông máu là khi cục máu đông tự động xuất hiện trong mạch máu không do chấn thương. Cục máu đông này không thể tự tan biến mà còn có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Quá trình đông máu ở vết thương thường theo 3 giai đoạn: giai đoạn tiểu cầu – giai đoạn đông máu huyết tương và gia đoạn tiêu sợi huyết. Hội chứng đông máu này sẽ khiến quá trình này đột ngột hình thành trong các mạch máu nuôi cơ quan và dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ.
Hội chứng này khiến cơ thể không đủ tiểu cầu làm các bộ phận khác bị chảy máu, nhạy cảm với các vết thương cực nhỏ ở thành mạch. Hệ quả là bệnh nhân vừa bị cục máu đông làm tắc mạch vừa bị chảy máu bất thường ở bất kì cơ quan nào.
Hội chứng tăng đông máu khi mang thai
2. Triệu chứng hội chứng tăng đông máu ở bà bầu
Hội chứng tăng đông máu khi mang thai thường rất khó phát hiện. Một số triệu chứng cơ bản nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như:
- Chị em mang thai cảm thấy tức ngực, khó thở.
- Cảm thấy đau, sưng đột ngột ở chân, khó di chuyển, vận động chân.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cục máu đông hình thành nhiều nhất ở đối tượng là phụ nữ mang thai do yếu tố hormone chi phối. Khi có thai, hormone estrogen sẽ đột ngột tăng cao dẫn đến hội chứng đông máu nội mạch cao gấp 11 lần ở người bình thường.
Ngay cả sau khi sinh con khoảng 3 tháng, các hormone này vẫn rất cao nên nguy cơ bị hội chứng tăng đông máu vẫn lớn. Hội chứng này có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nên không thể coi thường.
3. Nguyên nhân nào gây hội chứng tăng đông máu khi mang thai
Hội chứng tăng đông máu khi mang thai không phải là bệnh di truyền. Nguyên nhân gây bệnh được cho là bởi hội chứng kháng thể kháng phospholipid (APS). Đây là một dạng rối loạn tự miễn. Người bệnh sẽ có biểu hiện hình thành huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch.
Khi phụ nữ mang thai, tự kháng thể kháng protein huyết tương gắn phospholipid chịu ảnh hưởng của hormone nội tiết thai kì rất cao. Ngoài ra, nguyên nhân cũng do thay đổ về cấu trúc của một số gen tổng hợp protein khi mang thai. Vì vậy rất khó để phòng tránh hội chứng này.
4. Hội chứng tăng đông máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng tăng đông máu khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sau:
- Khó thở, tim đập nhanh, tăng huyết áp đột ngột ở mẹ bầu.
- Tăng nguy cơ bong nhau non, có thể dẫn đến thai nhi đột ngột tử vong, sinh non.
- Thuyên tắc ối.
- Thai chết lưu do không nhận được dinh dưỡng và oxi.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
- Hạn chế tăng trưởng trong tử cung: tình trạng này khiến thai nhi không thể phát triển toàn diện, sinh ra thường nhỏ và nhẹ cân.
- Suy nhau thai: Nhau thai đảm nhiệm vai trò cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu suy nhau thai, thai nhi không nhận được dinh dưỡng và oxi dẫn đến tử vong.
- Tiền sản giật (preeclampsia): Chủ yếu xuất hiện sau tuần 20 của thai kì.
Hội chứng tăng đông máu cực kì nguy hiểm trong thai kì. Bệnh không chỉ khiến mẹ bị đau tim , đột quỵ mà còn làm tăng các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi à còn có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng khi sinh nở. Vì vậy mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ khi mắc hội chứng này cần phải trao đổi kĩ với bác sĩ sản khoa để bảo toàn tính mạng.
5. Đối tượng nào có nguy cơ mắc hội chứng tăng đông máu khi mang thai?
Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc tăng đông máu khi mang thai nếu thuộc nhóm đối tượng dưới đây:
- Chị em có tiền sử sảy thai 3 – 5 lần vào tuần thứ 10 hoặc sau đó mà không rõ nguyên nhân.
- Chị em có tiền sử sinh non trước tuần 34 của thai kỳ do hội chứng tiền sản giật, sản giật hoặc bất thường về nhau thai như bong nhau non, suy nhau thai…
- Phụ nữ có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch khi mang thai.
Nếu bạn có tiền sử bệnh lý như trên cần phải đi khám thai thường xuyên, nói rõ bệnh lý gặp phải để được tư vấn càng sớm càng tốt.
6. Điều trị hội chứng tăng đông máu khi mang thai
Một số chị em mắc hội chứng tăng đông máu sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chống đông máu phù hợp với phụ nữ mang thai. Trường hợp nguyên nhân do hội chứng kháng thể kháng phospholipid và có tiền sử bị sảy thai, bác sĩ sẽ kê aspirin liều thấp và heparin tránh tăng nguy cơ sảy thai.
Ngoài ra, bạn cần được thăm khám siêu âm thường xuyên để biết rõ tình hình phát triển của thai nhi. Bạn cũng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến thai kì, tăng nguy cơ dị tật tai nhi….
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...