Dọa sảy thai nên ăn gì và không nên ăn gì?
1. Dọa sảy thai nên ăn gì?
1.1 Dọa sảy thai nên ăn cá chép
Cá chép từ xưa đến nay vẫn được coi là thực phẩm an thai tốt nhất cho mẹ bầu. Trong cá chép có nhiều dinh dưỡng, vitamin, chất béo có lợi, omega 3 rất tốt cho thai nhi. Người mẹ đang nghén, buồn nôn, khó chịu cũng rất dễ ăn cá chép bởi vị ngon, thịt dày và biết cách chế biến sẽ không tanh.
Theo Đông y, cá chép còn có công dụng an thai, thông sữa, lợi tiểu, điều trị bệnh lý về gan thận nên bạn có thể bổ sung cá chép thường xuyên trong bữa ăn của mình.
Một số món ngon từ cá chép như: cháo cá chép, canh cá chép, dân gian, cá chép, cá chép hấp… vừa giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển trí não, vừa giúp người mẹ tránh suy nhược cơ thể.
1.2 Dọa sảy thai nên uống nước mía
Nước mía là thức uống giàu năng lượng, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin nhóm A, B, C và magie. Nghiên cứu còn cho rằng trong nước mía có nhiều hoạt chất phytonutrients và cung cấp chất xơ rất tốt cho thai phụ.
Uống nước mía ngay từ khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà ngược lại giúp thai phát triển toàn diện. Mẹ bầu bị dọa sảy thai nên bổ sung mỗi ngày khoảng 200ml nước mía để tăng cường sức khỏe, ổn định thai nhi. Nhất là những chị em bị nghén quá nặng càng cần bổ sung nước mía thường xuyên để cải thiện sức khỏe, giảm nôn nghén.
Trong nước mía cũng có nhiều vitamin B9 tương tự như axit folic tự nhiên giúp ngăn chặn nguy cơ dị tật ống thần kinh nên bạn có thể dùng ngay từ đầu thai kì. Một số trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kì nên dùng theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.
1.3 Dọa sảy thai nên ăn thịt gà
Thịt gà có hàm lượng đạm cao, chất béo thấp và giúp ổn định cân nặng cho mẹ bầu. Trong thịt gà cũng có chứa nhiều khoáng chất, chất béo, đạm, protein có lợi cho sức khỏe của thai nhi.
Ăn nhiều thịt gà sẽ giúp mẹ bầu giảm suy nhược cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Đông y cũng cho rằng trong thịt gà (kê nhục) có tác dụng điều hòa tì vị, bài trừ khí độc, tăng cường miễn dịch rất tốt cho thai phụ, người ốm yếu, thiếu máu, mất ngủ…
Bạn có thể dùng thịt gà làm nhiều món như gà hầm thảo dược, súp gà, xíu mại gà, gà nướng… đều giúp tăng cường bồi bổ máu huyết, an thai.
1.4 Dọa sảy thai nên ăn nhiều hạt sen
Hạt sen vốn là thảo dược an thai, an thần, dễ ngủ được dùng nhiều trong Đông y. Trong hạt sen có nhiều protein, mangan, phốt pho, canxi, kali, natri, axit amin, chất chống oxy hóa, vitamin B, sắt,…rất tốt cho thai phụ. Nhất là chị em bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, mất ngủ, tiểu đường thai kì… càng cần phải sử dụng hạt sen nhiều hơn.
Sử dụng hạt sen thường xuyên giúp thai nhi ổn định và hạn chế dọa sảy thai, hư thai và kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu, ngăn chặn căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ… Bạn có thể dùng trà hạt sen, cháo hạt sen nấu đậu xanh, gà hầm hạt sen… cực kì tốt cho sức khỏe
1.5 Dọa sảy thai nên uống củ gai
Củ gai là vị thuốc quý trong Đông y được mệnh danh là thánh dược an thai. Củ gai có tác dụng ngăn chặn ra máu khi mang thai, ổn định tử cung, giảm nguy cơ dọa sảy, hư thai. Đồng thời, củ gai còn giúp cải thiện các triệu chứng ốm nghén, ngăn ngừa thiếu máu trong thai kì.
Bạn có thể dùng củ gai sắc nước uống hoặc hầm với thịt gà, thịt lợn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể.
1.6 Dọa sảy thai nên uống mật ong
Mật ong có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, axit amin và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm, hạn chế ốm nghén thai kì.
Mật ong còn có công dụng tăng cường bồi bổ máu huyết, cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu, rất tốt để tăng niêm mạc tử cung tránh sảy thai. Mỗi ngày bạn nên dùng 1 ly nước ấm pha mật ong vào buổi sáng sớm vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa hỗ trợ thai nhi phát triển.
1.7 Dọa sảy thai nên uống sữa bầu
Sữa là thực phẩm giàu canxi, vitamin D và cực kì nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu bị dọa sảy, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa bầu từ sữa bò, sữa thực vật như yến mạch, óc chó, đậu nành… Bạn có thể tham khảo các loại sữa hạt sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa và trí não của thai.
2. Dọa sảy thai không nên ăn gì?
Dọa sảy thai mẹ bầu nên kiêng
2.1 Dọa sảy thai cần tránh xa các chất kích thích
Danh sách hàng đầu thực phẩm cấm dùng cho chị em mang thai là các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, café, trà… Các chất kích này đều có thể ảnh hưởng đến trí não của trẻ, tăng co bóp tử cung gây sảy thai tự nhiên. Ngoài ra, dùng nhiều rượu bia, thuốc lá còn khiến trẻ bị dị tật, người mẹ dễ bị suy nhược cơ thể.
2.2 Dọa sảy thai không nên ăn đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh có các enzyme được khoa học chứng minh gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Trong suốt thời kì mang thai, chị em không nên ăn đu đủ xanh để tránh động thai, sảy thai. Bạn nên thay thế bằng đu đủ chín có nhiều dinh dưỡng, đem lại công dụng ngăn ngừa táo bón.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị có thể khiến mẹ bầu tăng cân nhanh và gây ra tình trạng cao huyết áp. Lượng chất béo dư thừa trong các loại thực phẩm này có thể bám vào mạch máu, từ đó làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến thai, dẫn đến dọa sảy thai, động thai và hư thai.
2.3 Dọa sảy thai không ăn món ăn tái, sống
Các món ăn chưa nấu chín có nhiều vi khuẩn và vi trùng rất hại cho mẹ bầu. Thực phẩm này không chỉ kém an toàn vệ sinh mà còn dễ gây đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất mẹ bầu nên ăn đồ chín, uống nước sôi để nguội.
2.4 Dọa sảy thai không nên ăn cá biển
Cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ bầu không nên dùng. Các loại cá ngừ, cá đông lạnh, cá hồi… mặc dù có nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng thủy ngân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, thần kinh của thai nhi.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị dọa sảy thai?
Dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kì là tình trạng rất phổ biến do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên, mẹ bầu cần lưu ý:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối không mang vác các vật nặng, không leo cầu thang, đi bộ, làm việc quá sức.
- Giữ tâm trạng lạc quan, không lo lắng quá mức.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian dọa sảy thai.
- Tuyệt đối không chơi thể thao.
- Bỏ các thói quen xấu như: thức khuya ngủ muộn, xoa bụng, xoa ngực, đấm lưng…
- Thăm khám định kì theo đúng hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo sản phẩm Khang mẫu nhi – Thảo dược an thai cho mẹ bầu. Khang mẫu nhi được tinh chiết dựa trên bài thuốc Thái sơn thạch bàn nổi tiếng an thai hiệu quả trong Y học cổ truyền, kết hợp với các thảo dược lành tính như: Hoa hòe, Củ gai, Đan sâm, Hoàng cầm, Bạch truật… vừa giúp an thai, vừa giúp tăng cường máu huyết, hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.
Khang mẫu nhi được tinh chiết 100% từ thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
Khang mẫu nhi – mang thiên chức làm mẹ cho phụ nữ
Công ty Dược phẩm Khang Linh
Hotline: 0982.91.55.53
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...