Điểm mặt 8 nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp

09:28 Ngày 19/02/2021
Sảy thai liên tiếp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn có thể gây chấn động tâm lý với những người đang khao khát làm mẹ. Tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai là cách tốt nhất để điều trị triệt để, giúp tăng cơ hội làm mẹ cho những chị em hiếm muộn.

Có bao nhiêu loại sảy thai liên tiếp?

Sảy thai được định nghĩa là tình trạng thai nhi không phát triển trước 20 tuần tuổi. Tình trạng sảy thai nhiều lần thường dùng cho trường hợp chị em bị sảy thai tự nhiên ít nhất 2 lần trở lên.

Ước tính có khoảng 15% chị em bị sảy thai tự nhiên nhưng chỉ khoảng 2% sảy thai liên tiếp. Tình trạng này được phân loại như sau:

– Sảy thai nguyên phát: Chị em bị sảy thai liên tục, không có thai nào phát triển và sống sót.

– Sảy thai thứ phát:  Thai phụ đã từng sinh con trước đó nhưng bị sảy thai ở những lần mang thai tiếp theo.

Điểm danh 8 nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp cho bạn tham khảo:

1. Bất thường nhiễm sắc thể

Ước tính khoảng 90% thai phụ bị sảy thai đột ngột là do bất thường nhiễm sắc thể. Phôi thai bất thường sau khi bị thụ tinh sẽ không thể phát triển được dẫn đến sảy thai ở những tuần đầu thai kì.

2. Bất thường tử cung

Nếu người mẹ bị dị dạng tử cung, tử cung có vách ngăn, hở eo tử cung, tử cung hai sừng… đều khiến bào thai không thể phát triển và tự đào thải ra ngoài.

nguyen-nhan-gay-say-thai-lien-tiep-2

Các loại dị dạng tử cung thường gặp

3. Yếu tố miễn dịch

Những chị em bị rối loạn tự miễn, điển hình như hội chứng Antiphospholipid sẽ khiến máu huyết không lưu thông đến thai nhi, khiến thai nhi không nhận được dinh dưỡng, oxi và tăng nguy cơ lưu thai đột ngột.

4. Bất thường nội tiết

Khi mang thai nội tiết progesterone giúp bảo vệ thai nhi, khiến thai nhi làm tổ vững trong lòng tử cung, ngăn ngừa động thai, dọa sảy thai. Trường hợp mẹ bầu bị suy tuyến giáp, suy hoàng thể… sẽ dẫn đến không sản sinh đủ hormone progesterone tăng khả năng sảy thai.

5. Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Mẹ bầu mắc các bệnh lý như: rubella hay các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu hoặc viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… ) cung khiến vi khuẩn có thể xâm nhập dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai.

6. Do một số bệnh lý nội khoa

Khi mang thai mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý như: tuyến giáp, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường… sẽ làm đe dọa sự phát triển của thai nhi.

7. Tinh trùng bất thường

Nếu chất lượng tinh trùng kém, tinh trùng dị tật sẽ khiến phôi thai không hoàn thiện và khó có thể phát triển qua 3 tháng đầu thai kì.

8. Do tác động từ bên ngoài

Nếu mẹ bầu sinh sống hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, bị căng thẳng tâm lý… đều có thể đe dọa sự sống của thai nhi.

Ngoài các nguyên nhân trên, chị em thuộc nhóm đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ cao bị sảy thai liên tiếp:

- Có tiền sử đã từng sảy thai trước đó.

- Chị em mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).

- Chị em có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống kém.

Như vậy, nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp rất nhiều. Tốt nhất chị em nên có biện pháp khám, xét nghiệm sau khi bị sảy thai để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm: 10 biện pháp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai liên tiếp

Điều trị sảy thai liên tiếp như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp để giảm nguy cơ sảy thai kế tiếp. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như sau:

- Đối với sảy thai do thiếu hụt nội tiết tố: Cần bổ sung nội tiết theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi biết có thai theo hình thức uống, tiêm hoặc đặt thuốc.

-Đối với sảy thai do bất thường ở cổ tử cung: Nếu cổ tử cung quá ngắn cần phải có biện pháp khâu cổ tử cung và theo dõi thường xuyên, hạn chế tối đa đi lại.

- Đối với mẹ bầu bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm khuẩn: Cần kết hợp khám phụ khoa thường xuyên, sử dụng thuốc đặt âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Đối với chị em bị sảy thai do nhiễm sắc thể: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để làm các thủ thuật IUI hoặc IVF giúp tăng cơ hội mang thai và sinh con khỏe mạnh. 

Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ thai kì từ thảo dược tự nhiên

nguyen-nhan-gay-say-thai-lien-tiep-1

Khang mẫu nhi được bào chế từ bài thuốc cổ "Thái sơn bàn thạch thang"

Bài thuốc cổ “Thái sơn bàn thạch thang” trong cuốn Cảnh nhạc toàn thư được ứng dụng từ thế kỉ XVI ở Trung Hoa có tác dụng điều trị dọa sảy thai, động thai rất lớn. Y học hiện đại cũng có không ít công trình nghiên cứu cụ thể về công dụng của bài thuốc này trong việc an thai, dưỡng thai cho chị em.

Hiểu được những lo lắng của mẹ bầu, sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên bài thuốc cổ phương này giúp hỗ trợ thai kì khỏe mạnh. Khang mẫu nhi được sản xuất 100% từ những dược liệu tự nhiên giúp tác động vào can Tỳ, Thận làm ngăn chặn ra máu, động thai, dọa sảy, đau bụng, đau lưng khi mang thai.

Khang mẫu nhi được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, không gây tác dụng phụ với người dùng.

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia , Dọa sảy thai , Điều trị dọa sảy thai , Động thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI